Câu 1: Văn bản văn học là gì?
-
A. Là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người
- B. Là những văn bản mang tính quy định chung cho tất cả mọi người cùng thực hiện
- C. Là những văn bản được viết theo cảm hứng của tác giả, không cần theo quy định chung nào cả
- D. Tất cả đáp án đều sai
Câu 2: Vì sao sự phân biệt giữa văn bản văn học với văn bản phi văn học không phải lúc nào cũng dứt khoát, rõ ràng?
-
A. Vì mọi tiêu chí phân biệt đều chỉ có ý nghĩa tương đối.
- B. Vì ngày xưa văn sử bất phân.
- C. Vì ngày xưa văn triết bất phân.
- D. Vì nhiều khi văn sử triết bất phân
Câu 3: Nhận xét sau về văn bản văn học là đúng hay sai: "Văn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, những cách thức riêng của thể loại đó."
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 4: Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, kịch, thơ, phú,.., đều gọi là gì?
-
A. Văn bản văn học
- B. Văn bản nghệ thuật
- C. Văn bản sinh hoạt
- D. Văn bản khoa học
Câu 5: Đặc điểm ngôn ngữ nào sau đây không phải của văn bản văn học?
- A. Giàu biện pháp tu từ, có tính thẩm mĩ cao.
- B. Biểu hiện tư tưởng, cảm xúc của con người.
-
C. Có tính chính xác, khách quan, khoa học.
- D. Mang tính biểu tượng và đa nghĩa.
Câu 6: Việc phân biệt văn bản văn học với các loại văn bản khác là phức tạp và thường chỉ có ý nghĩa tương đối, vì sao?
- A. Vì còn tùy thuộc nhiều vào quan niệm của mỗi quốc gia.
- B. Vì còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi thời đại, thời kì lịch sử.
-
C. Vì còn tùy thuộc nhiều vào quan niệm riêng của mỗi người.
- D. Vì còn tùy thuộc vào đặc trưng của từng thể loại, thể tài.
Câu 7: Ví dụ nào sau đây không thỏa mãn được các tiêu chí của văn bản văn học?
- A. Phú sông Bạch Đằng
-
B. Khái quát lịch sử tiếng Việt
- C. Nguyễn Trãi
- D. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Câu 8: Câu lục bát nào sau đây không phải là thơ?
- A. Hỡi cô tát nước bên đàng – Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
- B. Chiều chiều ra đứng ngõ sau – Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
-
C. Giống ruồi là giống hiểm nguy – Bởi vì cánh nó mang vi trùng nhiều.
- D. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Câu 9: Văn bản văn học có cấu trúc (từ ngoài vào trong) chủ yếu với các tầng bậc nào?
- A. Tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa, tầng ngôn từ
- B. Tầng hình tượng, tầng ngôn từ, tầng hàm nghĩa
-
C. Tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩ
- D. Tầng hàm nghĩa, tầng hình tượng, tầng ngôn từ
Câu 10: Hình tượng trong văn bản văn học được dựng lên chủ yếu nhờ những loại yếu tố, chất liệu nào?
- A. Chất liệu ngôn từ (từ ngữ âm tới ngữ nghĩa và ngữ pháp).
- B. Chất liệu hình tượng (chi tiết, cốt truyện, cấu tứ, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng,...).
- C. Chất liệu ngôn từ là chính, chất liệu hình tượng là phụ.
-
D. Chất liệu ngôn từ là phụ, chất liệu hình tượng là chính.
Câu 11: Hình tượng trung tâm trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen là gì?
- A. Nhị sen
- B. Lá sen
- C. Bông sen
-
D. Sen (trong đầm)
Câu 12: Vẻ đẹp của sen mà tác giả đặc biệt tô đậm là gì?
- A. Sắc màu
- B. Hương thơm
- C. Phối cảnh
-
D. Sự hài hòa, thanh sạch, thuần khiết.
Câu 13: Muốn tìm tầng hàm nghĩa (ý nghĩa ẩn kín, tiềm tàng) trong văn bản văn học, ta phải căn cứ trước hết vào tầng nghĩa nào?
- A. Tầng hình tượng
- B. Tầng ngôn từ
- C. Tầng hàm nghĩa
-
D. Cả A và B
Câu 14: Ý nghĩa hàm ẩn của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen là gì?
- A. Ca ngợi hoa sen đẹp và thơm ngay giữa bùn lầy.
-
B. Ca ngợi những người mang phẩm chất cao quý như loài sen.
- C. Ca ngợi phẩm chất cao quý chiến chắng mọi hoàn cảnh.
- D. Ca ngợi những vẻ đẹp vượt trên cả không gian, thời gian.
Câu 15: Trong văn bản:
Mẹ ơi lau nước mắt,
Làng ta giặc chạy rồi.
Từ “mẹ” là biểu tượng về người mẹ:
- A. Của nhà thơ nói riêng.
- B. Của một người cụ thể.
- C. Của toàn thế giới.
-
D. Việt Nam nói chung.