Câu 1: Phương pháp thuyết minh được hiểu như thế nào?
-
A. Là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra.
- B. Là một thao tác trong viết bài văn thuyết minh
- C. Là một phép tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh.
- D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 2: Phương pháp thuyết minh nào sau đây chưa học ở THCS?
- A. Dùng số liệu, nêu ví dụ
- B. So sánh, phân loại
-
C. Giảng giải nguyên nhân – kết quả
- D. Nêu định nghĩa, liệt kê
Câu 3: Yếu tố nào không bắt buộc phải có trong khi tìm hiểu sự vật, hiện tượng để viết bài văn thuyết minh?
- A. Hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
- B. Phải thực lòng muốn truyền đạt cho người khác những hiểu biết về sự vật, hiện tượng.
- C. Phải có phương pháp thuyết minh.
-
D. Phải yêu mến, quý trọng đối tượng, sự vật được thuyết minh.
Câu 4: Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa là gì?
-
A. Đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn; chỉ ra được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với hiện tượng cùng loại.
- B. Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính bản chất của đối tượng.
- C. Gây ấn tượng mạnh, tăng sức hấp dẫn và độ chính xác cho thông tin
- D. Cung cấp thông tin thú vị về một sự vật, hiện tượng
Câu 5: Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa có điểm gì giống với phương pháp thuyết minh bằng chú thích?
-
A. Có mô hình cấu trúc “A là B”
- B. Có mô hình cấu trúc "A khác B"
- C. Có mô hình cấu trúc "A thuộc B"
- D. Có mô hình cấu trúc "A bao gồm B"
Câu 6: Phương pháp thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa khác thuyết minh bằng cách chú thích ở điểm gì?
- A. Làm nổi bật đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng.
-
B. Nắm được chính xác những hiểu biết về sự vật, hiện tượng.
- C. Mang lại những hiểu biết rõ ràng về sự vật, hiện tượng.
- D. Thể hiện được rõ mục đích vủa việc thuyết minh.
Câu 7: Mục đích chủ yếu của thuyết minh là gì?
-
A. Bình luận về sự vật, hiện tượng.
- B. Nói thật rõ về sự vật, hiện tượng.
- C. Kể về sự vật, hiện tượng.
- D. Ca ngợi sự vật, hiện tượng.
Câu 8: Nguyên tắc của việc vận dụng, phối hợp và lựa chọn các phương pháp thuyết minh là gì?
- A. Làm cho người đọc, người nghe dễ tiếp thu.
- B. Không xa rời mục đích thuyết minh.
- C. Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
-
D. Cả A, B và C.
Câu 9: Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cở nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng các độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để thiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.
Đoạn văn trên thuyết minh thể loại truyện ngắn theo phương pháp nào?
- A. Phân loại
- B. Đưa số liệu
-
C. Nêu định nghĩa
- D. Phân tích
Câu 10: Điểm nổi bật nhất của truyện ngắn qua đoạn thuyết minh dẫn ở câu 9 là gì?
- A. Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ.
- B. Dung lượng ngắn.
-
C. Bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống.
- D. Viết ra là để tiếp thu liền một mạch.
Câu 11: "Những cây hoa lan thuộc về họ lan, một họ thực vật lớn nhất trong lớp cây một lá mầm, gồm nhiều loài nhất. Cho đến đầu thập kỉ vừa qua, toàn thế giới có khoảng 100.000 loài lan, xếp trong 800 chi. Trong số 100.000 loài lan ấy, có khoảng 25.000 loài lan rừng và 75.000 loài lan lai. Riêng đất nước ta, nhiều loài lan dại mọc từ Quảng Ninh chạy dọc dải Trường Sơn đến Cà Mau."
(http://suutap.com/chuavietnam)
Đoạn văn trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
- A. Chú thích
- B. Phân tích
-
C. Dùng số liệu
- D. Giảng giải nguyên nhân – kết quả
Câu 12: Câu nào nào khái được những hiểu biết mà đoạn văn dẫn ở câu 11 mang lại cho người đọc?
- A. Cho đến đầu thập kỉ vừa qua, toàn thế giới có khoảng 100.000 loài lan.
- B. Trong số 100.000 loài lan ấy, có 15.000 loài lan rừng và 75.000 loài lan lai.
- C. Riêng ở nươc ta, nhiều loài lan dại mọc từ Quảng Ninh chạy dọc theo Trường Sơn về đến Cà Mau.
-
D. Những cây lan thuộc về họ lan, một loại thực vật lớn nhất trong lớp cây một lá mầm, gồm nhiều loài nhất.
Câu 13: Dòng nào nêu đúng mục đích của đoạn văn thuyết minh dẫn ở câu 11?
-
A. Sự phong phú của loài hoa lan.
- B. Nguồn gốc của loài hoa lan.
- C. Những vùng đất có hoa lan đẹp nhất.
- D. Vẻ đẹp của loài hoa lan.
Câu 14: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
"Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
Hoa lan được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là "Nữ hoàng của các loài hoa".
Họ lan thường được chia thành hai nhóm: Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.
Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, màu sắc. Với cánh môi còn lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn."
Các phương pháp thuyết minh nào được vận dụng trong đoạn trích?
- A. Chú thích
- B. Phân loại,
- C. Liệt kê, nêu ví dụ
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 15: Câu nào nào khái được những hiểu biết mà đoạn văn dẫn ở câu 14 mang lại cho người đọc?
-
A. Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
- B. Hoa lan được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" (Vương giả chi hoa)
- C. Họ lan thường được chia thành hai nhóm