Câu 1: Đặc điểm cơ bản nhất của thể loại truyền kỳ là gì?
-
A. Dùng yếu tố hoang đường, kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh đời sống hiện thực.
- B. Lựa chọn những sự kiện lịch sử của quá khứ để phản ánh hiện thực.
- C. Có giá trị hiện thực và nhân đạo cao.
- D. Truyền bá niềm tin vào những điều tốt đẹp cho nhân dân.
Câu 2: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa, chúng ta cần:
- A. Gan dạ, dũng cảm.
- B. Không lùi bước trước khó khăn, bản lĩnh.
- C. Dám đấu tranh đến tận cùng để bảo vệ công lý.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Thời kì văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng Tháng Tám 1945 có sự chuyển biến lớn là do:
-
A. Lịch sử Việt Nam có sự thay đổi lớn.
- B. Nền văn học Việt Nam có sự xuất hiện của các nhà trí thức yêu nướC.
- C. Tư tưởng văn hóa Phương Đông du nhập
- D. Cơ cấu xã hội Việt Nam thay đổi.
Câu 4: Nghề in ra đời ở Việt Nam vào khoảng:
-
A. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng Tháng Tám 1945.
- B. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XIX- Cách mạng Tháng Tám 1945.
- C. Thời kì văn học từ cuối thế kỉ XIX- Cách mạng Tháng Tám 1945.
- D. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XVIII- Cách mạng Tháng Tám 1945.
Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về văn học viết của nước ta?
- A. Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
- B. Hệ thống chữ viết phong phú, gồm cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
-
C. Có tính tập thể và được lưu truyền với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
- D. Thể loại đa dạng như truyện kí, tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, kịch nói, kịch thơ…
Câu 6: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng Tháng Tám 1945 chịu ảnh hưởng của:
- A. Văn hóa phương Đông hiện đại.
- B. Văn hóa phương Tây cận đại.
-
C. Văn hóa phương Tây hiện đại
- D. Văn hóa phương Đông trung đại.
Câu 7: Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền:
- A. Tử Văn là người thích được mọi người khen ngợi, ca tụng.
- B. Tử Văn là người thích làm điều trái ngược với mọi người.
-
C. Tử Văn là người có tính cách cương trực, mạnh mẽ thấy sự gian tà thì không chịu được.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Văn học Việt Nam thời kì từ Cách Mạng Tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX có sự thống nhất về tư tưởng và hướng hẳn về đại chúng nhân dân là do:
- A. Có sự du nhập của hệ tư tưởng mới từ phương Tây.
-
B. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- C. Có sự thay đổi về quan điểm thẩm mĩ của tầng lớp trí thứC.
- D. Hình thái xã hội Việt Nam chuyển từ Phong kiến sang Chủ Nghĩa xã Hội.
Câu 9: Trong những câu sau câu nào không phải là nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam?
- A. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc
- B. Lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái.
- C. Gắn bó tha thiết với thiên nhiên.
-
D. Yêu chuộng cái đẹp mang tính hoành tráng, đồ sộ.
Câu 10: Văn học Việt Nam có một:
-
A. Sức sống dẻo dai, mãnh liệt.
- B. Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.
- C. Sức sống dẻo dai, bền bỉ.
- D. Sức sống dai dẳng, bền bỉ.
Câu 11: Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Trung đại Việt Nam?
- A. Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trải
-
B. Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
- C. Truyện Kiều - Nguyễn Du
- D. Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều
Câu 12: Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Việt Nam?
- A. Đại Cáo Bình Ngô
- B. Truyện Kiều
-
C. Tam quốc diễn nghĩa
- D. Cung oán ngâm khúc
Câu 13: Văn học chữ Nôm phát triển mạnh nhất vào thời gian nào?
-
A. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV
- B. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVI
- C. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVII
- D. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVIII