A. Kiến thức trọng tâm
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, đùng dể trao đổi thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống
- Dạng thể hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết
- Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
B. Bài tập & Lời giải
Luyện tập
Bài tập: trang 114 sgk Ngữ Văn 10 tập một
a) Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
b) Trong đoạn trích dưới đây, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Anh (chị) có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn trích này?
Ông Năm Hiên đáp:
- Sáng mai sớm, đi cũng không muộn. Tôi cần một người dẫn đường đến ao cá sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều lần rồi. Bà con cứ tin tôi. Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú quới đó [...]. Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miền Rạch Giá, Cà Mau này có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sâu, Bàu Sấu sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang, truông nhà Hồ của mình ngoài Huế.
(Theo Sơn Nam, Bắt sấu rừng U Minh Hạ)
Xem lời giải
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.