Câu 1: Khẳng định sau đúng hay sai: Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản.
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 2: Yêu cầu của một đoạn văn là gì?
- A. Tập trung làm rõ một ý kiến chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
- B. Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng sau và trước nó
- C. Diễn đạt chính xác, trong sáng, gợi cảm, hùng hồn
-
D. Tất cả các yêu cầu trên
Câu 3: Điểm giống nhau của một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh là gì?
-
A. Cùng trình bày một sự kiện, miêu tả một sự vật hiện tượng và người viết phải quan sát cẩn thận.
- B. Cùng đưa ra ý kiến thuyết phục người đọc về một sự vật, hiện tượng
- C. Cùng miêu tả chi tiết về một sự vật, hiện tượng
Câu 4: Điểm khác biệt nào giữa một đoạn văn thuyết minh và một đoạn văn tự sự?
-
A. Cấu trúc thường gặp của một đoạn văn.
- B. Có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động.
- C. Nặng về tư duy khoa học.
- D. Kể về một sự vật, hiện tượng trong đời sống
Câu 5: Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, ý nào là không cần phải làm?
- A. Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.
- B. Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn.
- C. Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, rành mạch.
-
D. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên hàm súc, cô đọng.
Câu 6: Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh nhằm mục đích làm tăng tính hấp dẫn và sự lôi cuốn cho đoạn văn. Đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 7: Một đoạn văn thuyết minh thường gồm phần?
- A. 2 phần
-
B. 3 phần
- C. 4 phần
- D. 5 phần
Câu 8: Cho đoạn văn sau:
Văn học dân gian cho chúng tôi những lời ru ngọt ngào từ thủa còn nằm nôi. Đó là ca dao, một bộ phận quan trọng làm nên nền vănhọc và văn hoá dân gian của dân tộc. Ca dao không chỉ là khúc hát du dương đưa em thơ và giấc ngủ mà đó còn là những câu nói hàm súc chứa đựng bao lời khuyên dạy về đạo lí làm người, những bài học nhân sinh. Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đoạn văn trên nói về điều gì?
- A. Giới thiệu về ca dao.
-
B. Nêu khái niệm về ca dao.
- C. Đưa ra ví dụ về ca dao.
- D. Tổng kết về ca dao.
Câu 9: Cho đoạn văn sau:
Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.
Đoạn văn thuộc phần nào trong văn bản thuyết minh về tác giả Nguyễn Du?
- A. Mở bài
-
B. Thân bài
- C. Kết bài
- D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 10: Cho đoạn văn sau:
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.
Đoạn văn thuộc phần nào trong văn bản thuyết minh về tác giả Nguyễn Du?
- A. Mở bài
- B. Thân bài
-
C. Kết bài
- D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 11: Đây có thể coi là một dàn ý đề cương thuyết minh về một tác phẩm văn học hay không?
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phám. tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm)
Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
- Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, âm hưởng của tác phẩm).
-
A. Có
- B. Không
Câu 12: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
"Từ câu chuyện của Lão Hạc, Nam Cao đã làm lên những giá trị về nội dung, giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm. Những giá trị nội dụng mà Nam Cao đề cập tới thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh, giá trị nhân đạo cho tác phẩm của mình đó là: con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết trân trọng và chia sẻ, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương ở con người. Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm, vạch trần hiện thực xã hội, lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống. Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí. Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình. Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm."
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
-
A. Giá trị về nội dung, giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm
- B. Giới thiệu tác giả Nam Cao
- C. Giới thiệu tác phẩm Lão Hạc
- D. Nhận xét của người viết về tác phẩm Lão Hạc
Câu 13: Đoạn trích trên được trình bày theo phương pháp nào?
- A. Quy nạp
-
B. Diễn dịch
- C. Tổng - phân - hợp
Câu 14: Đoạn trích này có thể nằm trong phần nào của một bài văn thuyết minh
- A. Mở bài
-
B. Thân bài
- C. Kết bài
Câu 15: Đây có được coi là một đoạn văn trong bài văn thuyết minh hay không?
-
A. Có
- B. Không