Câu 1: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ở phương diện nào?
- A. Âm thanh.
- C. Màu sắc.
- B. Hương vị
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ là?
- A. Buổi sáng hè nhẹ nhàng, tươi tắn.
- B. Buổi trưa hè nồng nàn rực rỡ.
-
C. Buổi chiều hè sinh động, tràn đầy sức sống.
- D. Một đêm hè thanh tĩnh, bình yên.
Câu 3: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ?
- A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm
-
B. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba
- C. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống
- D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo.
Câu 4: Cách tác giả dùng các động từ đùn đùn, giương, phun trong bài thơ cho ta cảm nhận gì về cảnh mùa hè ?
- Sự nóng nực của mùa hè
- B. Sự tươi mát của thiên nhiên
-
C. Sự sống mạnh mẽ của thiên nhiên
- D. Sự nứt nẻ vì nóng của cây cối
Câu 5: Bài thơ Cảnh ngày hè nằm trong tập thơ nào ?
- A.Thơ chữ Hán
- C. Ức trai thi tập
-
B.Quốc âm thi tập
- D. Quốc ngữ thi tập
Câu 6: Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua bài thơ ?
- A. Tấm lòng thiết tha với cuộc đời
- B. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật
-
C. Tấm lòng trăn trở trước thế sự
- D. Tấm lòng ưu ái với dân với nước
Câu 7: Những câu thơ lục ngôn trong bài Cảnh ngày hè là:
- A. Câu 1 và 5.
- C. Câu 1 và 6.
- B. Câu 1 và 7.
-
D. Câu 1 và 8.
Câu 8: Câu thơ miêu tả bức tranh đầy sức sống trong bài thơ “Cảnh ngày hè” là câu?
- A. Rồi, hóng mát thuở ngày trường
-
B. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
- C. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
- D. Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Câu 9: Loại cây nào không có trong bài thơ?
- A. Hòe
-
B. Hồng
- C. Thạch Lựu
- D. Sen
Câu 10: Câu thơ nào cho biết đây là cảnh vào độ cuối mùa hè?
- A. Hòe lục đùn đùn táp rợp giương
- B. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
-
C. Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
- D. Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Câu 11: Từ nào dưới đây không phải là từ Hán - Việt?
-
A. Hòe lục
- B. Thạch lựu
- C. Hồng liên
- D. Tịch dương
Câu 12: Nghĩa của câu thơ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng là gì ?
- A. Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu
-
B. Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc cho dân no ấm
- C. Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu
- D. Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn của vua Ngu
Câu 13: Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ là:
- A. Tả cảnh ngụ tình.
- C. Các cặp đối chỉnh.
- B. Sử dụng từ láy.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng giác quan nào?
- A. Thị giác
- B. Khứu giác
- C. Thính giác
-
D. Tất cả giác quan