Câu 1: Thể loại truyện dân gian nào chưa được học ờ THCS ?
- A. Truyện cười
- B. Truyện thuyết
-
C. Sử thi
- D. Truyện cổ tích
Câu 2: Truyện Thánh Gióng lại được coi là một truyền thuyết vì
- A. Vì là một truyện dân gian, nội dung có hư cấu, tưởng tượng và thể hiện cốt lõi lịch sử.
- B. Vì là một truyện dân gian, nội dung có hư cấu, tưởng tượng và thể hiện ước mơ của nhân dân lao động.
-
C. Vì là một truyện dân gian, nội dung có hư cấu, tưởng tượng và liên quan đến một nhân vật thần kì.
- D. Vì là một truyện dân gian, nội dung có hư cấu, tưởng tượng và liên quan đến các địa danh sông, núi.
Câu 3: Tác phẩm nào sau đây đã học ở THCS được coi là truyện cười ?
- A. Ếch ngồi đáy giếng
-
C. Treo biển
- B. Chân, Tay, Tai,Mắt, Miệng
- D. Em bé thông minh
Câu 4: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là tục ngữ ?
- A. Ăn kĩ no lâu
- B. Nhà rách vách nát
- C. Bảy nổi ba chìm
- D. Ngày lành tháng tốt
Câu 5: Tại sao có thể coi văn học dân gian là “sách giáo khoa của đòi sống” ?
- A. Vì tri thức dân gian thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân.
- B. Vì văn học dân gian cung cấp những tri thúc hữu ích về mọi lĩnh vực của đời sống và góp phần giáo dục nhân cách con người.
-
C. Vì tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn.
- D. Vì tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật nên hấp dẫn người đọc, dễ phổ biến và tiếp thu.
Câu 6: Điền vào chỗ trống trong câu sau để được một nhận xét đúng: Văn học dân gian là văn học của ....
- A. Người Kinh
- B. Đồng bào dân tộc thiểu số
-
C. Nhân dân lao động
- D. Mọi tầng lớp trong xã hội cũ
Câu 7: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng ?
-
A. Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và kết thúc khi chữ viết ra đời.
- B. Văn học dân gian ra đời từ rất sóm và kết thúc khi văn học hiện đại ra đời.
- C. Văn học dân gian ra đời cùng với văn học viết và song song cùng tồn tại đến ngày nay.
- D. Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, khi chưa có vãn học viết và phát triển song song cùng văn học viết đến ngày nay.
Câu 8: Nhận định nào sau đây chưa chuẩn xác về giá trị của văn học dân gian ?
- A. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống.
- B. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
-
C. Văn học dân gian ra đời chỉ nhằm mục đích giáo dục con người.
- D. Văn học dân gian có tác động rất to lớn đến văn học viết.
Câu 9: Điểm khác biệt của văn học dân gian so với văn học viết là gì ?
- A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- B. Sử dụng nhiều từ Hán Việt,
-
C. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên.
- D. Dùng nhiều điển tích, điển cố.
Câu 10: Điểm khác biệt để nhận ra tục ngữ là gì ?
- A.Có vần
-
B. Có nhịp
- C. Thiên về lí trí
- D. Thiên về tình cảm
Câu 11: Nhận xét sau nói về thể loại văn học nào? "Là thể loại văn vần kết hợp với phương thức tự sự trữ tình, phản ánh số phận người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do?
- A. Tục ngữ
-
B. Ca dao - dân ca
- C. Truyện thơ
- D. Câu đố
Câu 12: Mục đích của truyện cười?
-
A. Giải trí và phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
- B. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.
- C. Giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức.
- D. Thông báo và bình luận sự kiện thời sự