Câu 1: Truyện cười được chia thành mấy loại:
-
A. Hai loại
- B. Ba loại
- C.Bốn loại
- D. Năm loại
Câu 2: Trong những câu dưới đây câu nào không đúng khi nói về anh học trò trong “Tam đại con gà”?
- A. Anh học trò dốt đến mức có chữ trong sách mà không biết.
-
B. Anh học trò dốt đến mức không biết một chữ nào.
- C. Anh học trò chẳng những dốt mà còn liều lĩnh để che đậy cái dốt của mình.
- D. Mọi tình tiết trong tác phẩm càng lúc càng bộc lộ cái dốt của anh học trò.
Câu 3: Trong truyện "Tam đại con gà" ở nhân vật anh học trò có mâu thuẫn nào là trái tự nhiên?
-
A.Mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức
- B.Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng
- C. Mâu thuẫn giữa cá nhân và hoàn cảnh
- D. Cả ba mâu thuẫn trên
Câu 4: Tiếng cười trong truyện "Tam đại con gà" có ý nghĩa gì?
- A.Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục
- B.Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân.
- C.Tiếng cười đả kích các tầng lớp trên trong xã hội.
- D. Cả a và b
-
E.Cả a và c
Câu 5: Truyện Tam đại con gà" là truyện cười thuộc loại nào :
- A. Trào phúng
-
B. Khôi hài
- C. Tiếu lâm
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Nhận định nào không đúng khi nói về truyện cười?
- A. Truyện cười là những mẫu truyện ngắn, có kết cấu chặt chẽ.
- B. Truyện cười kể về các sự việc và hành vi của con người chứa đựng mâu thuẫn trái với tự nhiên.
-
C. Truyện cười kể về những con vật lạ, ngộ nghĩnh.
- D. Truyện cười có tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán cái xấu, cái lỗi thời trong xã hội.
Câu 7: Dòng nào dưới đây không phải là đặc trưng nghệ thuật của truyện cười?
- A. Ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ.
- B. Có rất ít nhân vật.
-
C. Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế.
- D. Kết thúc bất ngờ tạo ra tiếng cười cho người đọc và người nghe.
Câu 8: Hiểu như thế nào cho đúng về nghĩa của từ "phải" trong truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày":
- A. Chỉ lẽ phải
- B. Chỉ cái đúng
- C. Chỉ điều bắt buộc, nhất thiết cần phải có
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Tiếng cười trong truyện “Tam đại con gà” có ý nghĩa gì?
- A. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục và đả kích các tầng lớp trên của xã hội.
- B. Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân và có ý nghĩa giáo dục
-
C. Tiếng cười đả kích cái sự dốt của người thầy trong xã hội cũ.
- D. Tiếng cười đả kích các tầng lớp trên của xã hội và có ý nghĩa giáo dục.
Câu 10: Cái gây cười nhất của truyện “Tam đại con gà” là:
- A. Cái dốt của kẻ thất học.
-
B. Thói giấu dốt, sĩ diện hão của thầy đồ.
- C. Cái dốt của học trò.
- D. Đã dốt lại cả gan đi dạy trẻ.