Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Văn thuyết minh được hiểu như thế nào?

  • A. Là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
  • B. Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
  • C. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Câu 2: Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh?

  • A. Văn bản giới thiệu Truyện kiều của Nguyễn Du.
  • B. Văn bản tóm tắt Truyện kiều của Nguyễn Du.
  • C. Văn bản phân tích nhân vật Thuý Kiều trong Truyện kiều của Nguyễn Du.
  • D. Văn bản kể Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Câu 3: Loại văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh?

  • A. Văn bản trình bày, giới thiệu tác phẩm.
  • B. Văn bản trình bày, giới thiệu một di tích lịch sử.
  • C. Văn bản trình bày, giới thiệu một thắng cảnh.
  • D. Văn bản trình bày, giới thiệu một phương pháp.
  • E. Tất cả các loại văn bản trên.

Câu 4: Kết cấu của văn bản là gì?

  • A. Là quan hệ giữa các đoạn văn trong văn bản.
  • B. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
  • C. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản theo chủ đề chung của văn bản.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 5: Dòng nào nêu khái quát về mục đích của văn bản thuyết minh?

  • A. Giới thiệu một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp nhằm giúp người đọc có những hiểu biết sâu rộng hơn.
  • B. Trình bày một sự vật, một hiện tượng, một thí nghiệm, nhằm giúp người đọc biết cách thức để thực hành.
  • C. Giới thiệu , trình bày một sự vật, hiện tượng,…nhằm cung cấp tri thức một cách chính xác, khách quan.
  • D. Trình bày cấu tạo, tính chất, công dụng của một đối tượng nhằm thỏa mãn những hiểu biết của con người.

Câu 6: Dòng nào dưới đây không khái quát được những hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?

  • A. Kết cấu theo trình tự thời gian.
  • B. Kết cấu theo trình tự không gian.
  • C. Kết cấu theo trình tự logic.
  • D. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.
  • E. Kết cấu theo trình tự nguyên nhân - kết quả.

Câu 7: Dòng nào nêu đúng kiểu kết cấu bài thuyết minh theo thời gian?

  • A. Sáng, trưa, chiều, tối; trong, ngoài; xưa, nay; lưng đồi, chân dốc.
  • B. Xưa, nay; năm ngoái, năm nay; bên kia, bên anỳ; sáng, chiều.
  • C. Hôm qua, hôm nay; xuân, hạ, thu đông; trăng tròn, trăng khuyết.
  • D. Hôm trước, hôm sau; lạ, quen; đơn giản, phức tạp; sáng, chiều.

Câu 8: Dòng nào nêu đúng kiểu kết cấu bài thuyết minh theo không gian?

  • A. Trên, dưới; năm ngoái, măm nay; bên kia, bên này; sáng, chiều.
  • B. Trong, ngoài; trên, dưới; chân mây, mặt đất; xa, gần; dài, rộng.
  • C. Trong, ngoài; sau, trước; hôm nay, ngày mai; bầu trời, mặt đất.
  • D. Xa, gần; to, nhỏ, dài, rộng; xuân, hạ, thu, đông; bên kia, bên này

Câu 9: Dòng nào khái quát được điều cần lưu ý khi lựa chọn kiểu kết cấu cho bài văn thuyết minh?

  • A. Trình tự xuất hiện theo thời gian.
  • B. Trình tự không gian.
  • C. Thói quen quan sát và nhận thức của con người.
  • D. Mối quan hệ giữa các sự vật.

Câu 10: Muốn giới thiệu sự độc đáo của tòa lâu đài cổ thì nên dùng kiểu kết cấu gì?

  • A. Sự nổi tiếng khắp mọi nơi trên thế giới của toà lâu đài.
  • B. Quá trình ra đời và phát triển theo thời gian của toà lâu đài.
  • C. Số lượng dài rộng, cao thấp, bên trong, bên ngoài của toà lâu đài.
  • D. Đường nét kiến trúc khác lạ, tinh xảo của toà lâu đài.

Câu 11: Muốn giới thiệu quá trình sáng tạo của một nhà văn thì nên dùng kiểu kết cấu gì?

  • A. Ra đời, hình thành, phát triển theo thời gian.
  • B. Những đề tài quen thuộc mà nhà văn có nhiều thành tựu.
  • C. Những nội dung chủ yếu đặt ra trong tác phẩm của nhà văn.
  • D. Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn.

Câu 12: Nếu cần thuyết minh bài Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão nên chọn hình thức kết cấu nào?

  • A. Kết cấu hỗn hợp
  • B. Kết cấu theo trình tự thời gian
  • C. Kết cấu theo trình tự không gian
  • D. Kết cấu theo trình tự logic

Câu 13: Những ý chính cần nếu trong bài thuyết minh về tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là

  • A. Giới thiệu về tác giả
  • B. Thuyết minh về thời điểm ra đời của bài thơ
  • C. Nội dung của bài thơ: Niềm tự hào về mình và quân đội của mình, khát vọng lập công trả nợ công danh của tác giả - Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu bài thơ.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Với đề bài: thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì cần làm rõ những nội dung gì?

  • A. Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích.
  • B. Miêu tả vẻ đẹp của di tích.
  • C. Ý nghĩa, giá trị của di tích.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Với đề bài như trên, có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa - gần, ngoài - trong... hay không?

  • A. Có
  • B. Không

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

NGỮ VĂN 10 - TẬP 1

NGỮ VĂN 10 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập