Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Trình bày một vấn đề

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Trình bày một vấn đề. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Những yêu cầu khi thực hiện trình bày một vấn đề là gì?

  • A. Bám sát mục đích, đối tượng (nghe), hoàn cảnh nói.
  • B. Xác định cụ thể nội dung nói.
  • C. Chú ý cách nói, tư thế, phong thái nói sao cho tự nhiên.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị biện pháp, kĩ thuật, cách thức trình bày một vấn đề?

  • A. Tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc.
  • B. Đặt ra nhiều câu hỏi để hỏi người nghe.
  • C. Có trọng tâm, trọng điểm.
  • D. Sinh động, truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp.

Câu 3: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị nội dung thông tin cần truyền đạt khi trình bày một vấn đề?

  • A. Đảm bảo tính cơ bản, thiết thực.
  • B. Giàu thông tin, sát thực tế.
  • C. Có nhiều ý nghĩa với người nghe.
  • D. Khắc phục, che giấu sở đoản của người nói.

Câu 4: Câu hỏi nào dưới đây không nhằm trực tiếp định hướng cụ thể cho việc tìm hiểu đối tượng, hoàn cảnh khi trình bày một vấn đề?

  • A. Nói cái gì và nói thế nào cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh?
  • B. Nói cho ai nghe (tuổi tác, trình độ, giới tình, nghề nghiệp)?
  • C. Nói trong hoàn cảnh cụ thể nào (số lượng người nghe, ở đâu)?
  • D. Thời gian nói (sáng, chiều, ngày, đêm, thời lượng bao nhiêu,...)?

Câu 5: Dòng nào không nêu đúng và thiếu tính thực tế các bước chuẩn bị chủ yếu trước khi tiến hành trình bày một vấn đề?

  • A. Xác định đề tài và đối tượng.
  • B. Xác định nội dung cơ bản và phạm vi tư liệu.
  • C. Lập đề cương cho bài phát biểu.
  • D. Kiểm tra việc chuẩn bị, học thuộc và nói thử nhiều lần.

Câu 6: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc khai thác yếu tố biểu cảm và “phi ngôn ngữ” khi trình bày một vấn đề?

  • A. Dùng động tác, cử chỉ, ánh mắt.
  • B. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện nghe nhìn.
  • C. Coi trọng hình thức ngâm diễn minh họa.
  • D. Vận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (khi có điều kiện).

Câu 7: Tác dụng cụ thể của việc lập dàn ý (đề cương) là gì?

  • A. Giúp cho việc trình bày có tính khoa học, sư phạm.
  • B. Giúp cho việc trình bày có lớp lang, thứ tự.
  • C. Giúp cho việc trình bày có trọng tâm, trọng điểm.
  • D. Giúp cho việc trình bày tránh được sự sa đà, lan man. 

Câu 8: Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào có tác dụng minh họa và làm sáng tỏ thêm cho mục đích cần truyền đạt?

  • A. Giới thiệu vấn đề
  • B. Nội dung cơ bản
  • C. Kết thúc vấn đề
  • D. Phụ lục (một số loại tư liệu)

Câu 9: Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào thể hiện rõ nhất tiềm năng thông tin của người nói?

  • A. Giới thiệu vấn đề
  • B. Nội dung cơ bản
  • C. Kết thúc vấn đề
  • D. Phụ lục (một số loại tư liệu)

Câu 10: Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào quan trọng nhất xét về mặt truyền tải thông tin?

  • A. Giới thiệu vấn đề
  • B. Nội dung cơ bản
  • C. Kết thúc vấn đề
  • D. Phụ lục (một số loại tư liệu)

Câu 11: Với đề tài Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày cần trình bày những ý chính nào?

  • A. Nhận xét về văn hóa ứng xử hàng ngày của thanh niên, học sinh ngày nay, những biểu hiện tốt và chưa tốt như có thể nhận xét về cách ứng xử trên xe buýt, lúc xếp hàng…
  • B. Nêu lí do tại sao cần có nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày như làm cho con người trở nên đáng yêu, tạo cảm tình cho người xung quanh, tạo cái nhìn thiện cảm với bạn bè quốc tế…
  • C. Biểu hiện của sự thanh lịch trong ứng xử hàng ngày như nhường ghế ngồi trên xe buýt, xếp hàng trật tự, dừng xe đúng vạch quy định, đi khẽ, nói khẽ và cười thật nhẹ…
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 12: Giữa các ý chuyển tiếp nội dung khi trình bày một vấn đề có cần phải sử dụng các câu dẫn nối hay không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 13: Với chủ đề: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà thì chủ đề chính được đề cập đến ở đây nên là gì?

  • A. Trình bày an toàn giao thông có lợi cho hạnh phúc của con người.
  • B. Tai họa của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
  • C. Trình bày về việc cho trẻ nhỏ điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi
  • D. Trình bày về việc thiếu kiến thức an toàn giao thông.

Câu 14: Có ý kiến cho rằng: Khi trình bày một vấn đề, cần phải có cách dẫn dắt mở đầu thật ấn tượng để thu hút được sự chú ý của người nghe cũng như tạo thiện cảm trong quá trình trình bày. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 15: Với đề tài giữ gìn môi trường trong sạch cần trình bày nội dung chính gì?

  • A. Trình bày những biện pháp để giữ gìn môi trường trong sạch đẹp.
  • B. Trình bày sự ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề.
  • C. Trình bày vẻ đẹp của thiên nhiên

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

NGỮ VĂN 10 - TẬP 1

NGỮ VĂN 10 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập