ÔN TẬP CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á (PHẦN 2)
Câu 1: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là:
- A. Nhiều dịch bệnh.
-
B. Cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
- C. Thị trường không ổn định.
- D. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
Câu 2: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là:
-
A. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ có chuyên môn cao.
- B. Lao động không cần cù, siêng năng.
- C. Thiếu sự dẻo dai, năng động.
- D. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
Câu 3: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì”
- A. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
- B. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
- C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-
D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Câu 4: Tuyến đường xuyên Á đi qua những quốc gia nào của khu vực Đông Nam Á lục địa?
- A. In-do-ne-xi-a, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Lào.
-
B. Việt Nam, Lào, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- C. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Phi-lip-pin.
- D. Cam-pu-chia, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.
Câu 5: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là:
- A. Phát triển thủy điện.
- B. Phát triển lâm nghiệp.
-
C. Phát triển kinh tế biển.
- D. Phát triển chăn nuôi.
Câu 6: Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu do:
- A. Thị trường tiêu thụ mở rộng, tàu thuyền, ngư cụ nhiều hơn.
- B. Vùng biển nhiều ngư trường, ngư dân nhiều kinh nghiệm.
-
C. Tàu thuyền, cư ngụ hiện đại hơn, thị trường tiêu thụ mở rộng.
- D. Ngư dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ mở rộng.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
- A. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
-
B. Sử dụng chung một loại tiền.
- C. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
- D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Câu 8: Quốc gia có mật độ dân số cao nhất khu vực Đông Nam Á năm 2015 là:
- A. Việt Nam.
-
B. Xin-ga-po.
- C. In-đô-nê-xi-a.
- D. Phi-lip-pin.
Câu 9: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là:
-
A. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
- B. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- C. Tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau.
- D. Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
Câu 10: Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN có điểm gì khác?
- A. Nhằm công nghiệp hóa đất nước.
- B. Nhằm công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
- C. Nhằm phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.
-
D. Nhằm công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
Câu 11: Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là:
- A. Ô nhiễm môi trường.
- B. Đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật.
-
C. Mức ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.
- D. Thất nghiệp và thiếu việc làm.
Câu 12: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á là:
-
A. Phát huy tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- B. Đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều hàng hóa xuất khẩu.
- C. Giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường.
- D. Tạo nhiều việc làm, sử dụng hợp lí các tài nguyên.
Câu 13: Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á là:
- A. Thái Lan, Ma-lai-xi-la.
-
B. Thái Lan, Việt Nam.
- C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
- D. Lào, In-đô-nê-xi-a.
Câu 14: Đâu là eo biển có chiến lược kinh tế quan trọng nhất của Đông Nam Á?
-
A. Mac-lắc-ca.
- B. Cửa Lục.
- C. Bê-ring.
- D. Mare.
Câu 15: Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng?
- A. Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- B. Mở rộng dịch vụ.
- C. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
-
D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 16: Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu là do:
- A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao.
- B. Trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều.
- C. Gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế.
-
D. Quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
Câu 17: Đông Nam Á biển đảo có:
- A. Nhiều đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.
- B. Nhiều đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai kém màu mỡ.
- C. Nhiều đồng bằng, ít đồi núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai kém màu mỡ.
-
D. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.
Câu 18: Tổng chiều dài đường sắt trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 là:
- A. 40 000 km.
-
B. 20 000 km.
- C. 30 000 km.
- D. 10 000 km.
Câu 19: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là:
- A. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
- B. Các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.
- C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
-
D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
Câu 20: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:
- A. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
-
B. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
- C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
- D. Lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía.
Câu 21: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?
- A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.
- B. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.
- C. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dich thương mại quốc tế của nước ta.
-
D. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, …của khu vực.
Câu 22: Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển có sự tương đồng về:
-
A. Phong tục tập quán và văn hóa.
- B. Trình độ phát triển kinh tế.
- C. Dân số và lực lượng lao động.
- D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 23: Đâu không phải là trung tâm công nghiệp lớn của khu vực Đông Nam Á?
- A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
- B. Băng Cốc (Thái Lan).
-
C. To-ky-o (Nhật Bản).
- D. Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).
Câu 24: Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ La Tinh là:
- A. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
-
B. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
- C. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.
- D. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
Câu 25: Đâu là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cam-pu-chia?
- A. Ba-gan.
- B. Ba-li.
- C. Băng Cốc.
-
D. Ăng-co Vát.