NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế là
- A. dân số học, đô thị học.
- B. khí hậu học, địa chất.
- C. môi trường, tài nguyên.
-
D. nông nghiệp, du lịch.
Câu 2: Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?
- A. Quản lí đất đai.
-
B. Quản lí xã hội.
- C. Kĩ sư nông nghiệp.
- D. Bảo vệ môi trường.
Câu 3: Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây?
- A. Điều tra địa chất.
-
B. Quản lí đất đai.
- C. Kĩ sư trắc địa.
- D. Quản lí xã hội.
Câu 4: Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?
- A. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
- B. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.
- C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.
-
D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
Câu 5: Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?
- A. Dịch vụ, khí hậu học.
-
B. Du lịch, địa chất học.
-
C. Thương mại, tài chính.
- D. Kĩ sư trắc địa, bản đồ.
Câu 6: Môn Địa lí được học ở
-
A. tất cả các cấp học phổ thông.
- B. cấp trung học, chuyển nghiệp.
- C. cấp tiểu học, trung học cơ sở.
- D. tất cả các môn học ở tiểu học.
Câu 7: Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Môn Địa lí có tính tích hợp.
-
B. Chuyên nghiên cứu về trái đất.
- C. Bao gồm ba mạch địa lí chính.
- D. Là nhóm môn khoa học xã hội.
Câu 8: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư là
- A. khí hậu học, địa chất.
- B. nông nghiệp, du lịch.
- C. môi trường, tài nguyên.
-
D. dân số học, đô thị học.
Câu 9: So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
- A. Được học ở tất cả các cấp học.
- B. Mang tính độc lập và khác biệt.
-
C. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
- D. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
Câu 10: Địa lí học gồm có
- A. bản đồ học và kinh tế - xã hội.
- B. địa lí tự nhiên và bản đồ học.
-
C. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên.
- D. kinh tế đô thị và địa chất học.
Câu 11: Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?
- A. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
- B. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
- C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
-
D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
- A. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.
-
B. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.
- C. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.
- D. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).
Cau 13: Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ
- A. khoa học trái đất.
-
B. khoa học địa lí.
- C. khoa học xã hội.
- D. khoa học vũ trụ.
Câu 14: Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?
- A. Kinh tế vĩ mô.
- B. Xã hội học.
-
C. Khoa học xã hội.
- D. Khoa học tự nhiên.
Câu 15: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
- A. Được phân bố ở các vùng khác nhau.
-
B. Trên một đơn vị lãnh thổ hành chính.
- C. Được sắp xếp thứ tự theo thời gian.
- D. Trong một khoảng thời gian nhất định.
Câu 16: Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
-
A. Hải cảng.
- B. Dòng biển.
- C. Luồng di dân.
- D. Hướng gió.
Câu 17: Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
-
A. Bản đồ - biểu đồ.
- B. Chấm điểm.
- C. Kí hiệu.
- D. Kí hiệu theo đường.
Câu 18: Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
- A. Tượng hình.
- B. Hình học.
-
C. Điểm.
- D. Chữ.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
-
A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng.
- B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng.
- C. Xác định được vị trí của đối tượng.
- D. Thể hiện được quy mô của đối tượng.
Câu 20: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng:
- A. Thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lý.
- B. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng.
- C. Thể hiện sự phân bố của đối tượng riêng lẻ, dường như tác ra với các đối tượng khác.
-
D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 21: Trong phương pháp kí hiệu, đế phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí , nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triến, người ta sứ dụng / cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về
-
A. Màu sắc.
- B. Diện tích (độ to nhó),
- C. Nét vẽ.
- D. Cả 3 cách trên.
Câu 22: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng được biểu hiện bằng phương pháp chuyển động đó là:
- A. Hướng gió, các dãy núi.
- B. Dòng sông, dòng biển.
- C. Hướng gió, dòng biển.
-
D. Các ý trên đều đúng.
Câu 23: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
- A. Phân bố theo luồng di chuyển.
- B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.
-
C. Phân bố theo những điểm cụ thể.
- D. Phân bố thanh từng vùng.
Câu 24: Phương pháp kí hiệu là:
-
A. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
- B. Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội.
- C. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.
- D. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó
Câu 25: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:
- A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu
-
B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu
- C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu
- D. Sự khác nhau về độ nét kí hiệu
Câu 26: Kí hiệu hình học dùng để biểu thị các đối tượng như thế nào?
-
A. Sắt, than, croom, kim cương,....
- B. Apatit, niken, thủy ngân
- C. Rừng nhiệt đới, cây lúa, ...
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 27: Để thể hiện các mỏ than trên bản đồ chúng ta thường dùng phương pháp nào?
- A. Kí hiệu đường chuyển động
- B. Vùng phân bố
-
C. Kí hiệu
- D. Chấm điểm
Câu 28: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ ?
- A. Đường giao thông.
-
B. Mỏ khoáng sản.
- C. Sự phân bố dân cư.
- D. Lượng khách du lịch tới.
Câu 29: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:
- A. Các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá.
- B. Biên giới, đường giao thông.
-
C. Các luồng di dân, các luồng vận tải.
- D. Các nhà máy, đường giao thông.
Câu 30: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do đâu?
- A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông.
- B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
-
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi.
- D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục.
Câu 31: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có đặc điểm gì?
- A. Độ dày lớn hơn, không có tầng granit.
- B. Độ dày nhỏ hơn, có tầng granit.
- C. Độ dày lớn hơn, có tầng granit.
-
D. Độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit.
Câu 32: Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở đâu?
- A. trên các lục địa.
- B. giữa các đại dương.
- C. các vùng gần cực.
-
D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Câu 33: Đặc điểm nào không phải của lớp nhân Trái Đất?
- A. Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất.
- B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng.
-
C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn.
- D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong.
Câu 34: Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?
- A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.
- B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.
- C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.
-
D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?
-
A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
- B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
- C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
- D. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.
Câu 36: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào?
- A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
- B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
-
C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
- D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.
Câu 37: Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có sự phát sinh và phát triển là nhờ vào sự tự quay và ở vị trí
- A. Quá gần so với Mặt Trời.
- B. Hợp lí so với Mặt Trời.
- C. Quá xa so với Mặt Trời.
-
D. Vừa phải so với Mặt Trời.
Câu 38: Thiên thể nào sau đây hiện nay không được công nhận là hành tinh của Hệ Mặt Trời?
- A. Thiên Vương tinh.
-
B. Diêm Vương tinh.
- C. Kim tinh.
- D. Thổ tinh.
Câu 39: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là
-
A. định vị.
- B. định tính.
- C. định lượng.
- D. định luật.
Câu 40: Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp
- A. bản đồ - biểu đồ.
- B. đường chuyển động.
-
C. kí hiệu.
- D. chấm điểm.