NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp?
- A. Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
- B. Cung cấp lương thực cho con người.
-
C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất.
- D. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.
Câu 2: Xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh và năng suất cây trồng phụ thuộc vào yếu tố chủ yếu nào dưới đây?
-
A. Khí hậu.
- B. Nguồn nước.
- C. Đất đai.
- D. Sinh vật.
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và đang phát triển là
- A. điều kiện chăn nuôi.
-
B. tỉ trọng trong cơ cấu.
- C. cơ cấu ngành chăn nuôi.
- D. phương pháp chăn nuôi.
Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất, tính chất và độ phì của đất có không ảnh hưởng đến
- A. năng suất cây trồng.
- B. quy mô và cơ cấu cây trồng.
-
C. sinh trưởng của cây trồng.
- D. sự phân bố cây trồng.
Câu 5: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là
- A. ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất.
-
B. đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
- C. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- D. sản xuất có tính mùa vụ, có sự phân bố tương đối rộng.
Câu 6: Sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh và không ổn định chủ yếu do
- A. chịu ảnh hưởng của nguồn nước, đất đai.
-
B. tính bất bênh không ổn định của khí hậu.
- C. chịu tác động trực tiếp của con người.
- D. sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường.
Câu 7: Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp?
- A. Sản xuất có tính thời vụ, phân bố rộng.
- B. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động.
- C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
-
D. Sản xuất không phụ thuộc vào tự nhiên.
Câu 8: Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là
-
A. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.
- B. sản xuất theo hướng quảng canh để tăng sản xuất.
- C. sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.
- D. chủ yếu tạo ta sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
Câu 9: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là
- A. nguồn nước và sinh vật.
- B. máy móc và phân bón.
- C. đất trồng và khí hậu.
-
D. cây trồng và vật nuôi.
Câu 10: Nông nghiệp có vai trò nào sau đây?
-
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- B. Tạo điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên khác.
- C. Tạo ra máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất.
- D. Sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn.
Câu 11: Việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ nhằm mục đích nào dưới đây?
- A. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
- B. Bảo vệ độ phì của tài nguyên đất.
- C. Khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
-
D. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp.
Câu 12: Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến đặc điểm nào dưới đây?
- A. Trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.
- B. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, tính mùa vụ sâu sắc hơn.
-
C. Tăng tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
- D. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.
Câu 13: Năng suất cây trồng cao hay thấp phụ thuộc vào
-
A. độ phì của đất.
- B. tính chất của đất.
- C. quỹ đất.
- D. quy mô của đất.
Câu 14: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới đặc điểm nào dưới đây?
-
A. Năng suất cây trồng.
- B. Sự phân bố cây trồng.
- C. Sự phát triển của cây trồng.
- D. Quy mô sản xuất nông nghiệp.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây là quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?
- A. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
- B. Sản xuất có đặc tính là mùa vụ.
-
C. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.
- D. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
Câu 16: Hoạt động nào sau đây ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội người?
-
A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp.
- C. Thủ công nghiệp.
- D. Thương mại.
Câu 17: Yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp ít phụ thuộc vào đất đai hơn cả?
-
A. Cơ cấu vật nuôi.
- B. Mức độ thâm canh.
- C. Quy mô sản xuất.
- D. Tổ chức lãnh thổ.
Câu 18: Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào
- A. độ nhiệt ẩm.
- B. nguồn nước tưới.
- C. diện tích đất.
-
D. chất lượng đất.
Câu 19: Quốc gia nào sau đây có ngành chăn nuôi ngọc trai phát triển nhất?
-
A. Trung Quốc.
- B. Việt Nam.
- C. Hàn Quốc.
- D. Hoa Kì.
Câu 20: Loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm mà không gây béo phì cho con người là
- A. trứng, sữa.
- B. thịt trâu.
-
C. thuỷ sản.
- D. lúa gạo.
Câu 21: Ngành thủy sản gồm những hoạt động nào sau đây?
- A. Nuôi trồng, bảo vệ và khai hoang.
- B. Khoan nuôi, đánh bắt và bảo vệ.
-
C. Khai thác, chế biến và nuôi trồng.
- D. Bảo vệ, khai thác và nuôi trồng.
Câu 22: Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành sản xuất thủy sản là
- A. địa hình và nguồn hải sản.
- B. khí hậu và dạng địa hình.
-
C. nguồn nước và khí hậu.
- D. sinh vật và nguồn nước.
Câu 23: Hiện nay, nguồn thuỷ sản được cung cấp chủ yếu trên thế giới từ khai thác
- A. thủy sản nước lợ.
-
B. thuỷ sản nuôi trồng.
- C. thuỷ sản nước mặn.
- D. thuỷ sản nươc ngọt.
Câu 24: Nguồn thủy sản có được để cung cấp cho thế giới chủ yếu khai thác từ
-
A. biển, đại dương.
- B. sông, suối, hồ.
- C. ao, hồ và đầm.
- D. vịnh, cửa sông.
Câu 25: Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn thường ở khu vực
- A. ngoài biển.
-
B. vịnh.
- C. đầm phá.
- D. cửa sông.
Câu 26: Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước
- A. nước mặn và nước ngọt.
- B. nước ngọt và nước lợ.
- C. sông hồ và nước mặn.
-
D. nước lợ và nước mặn.
Câu 27: Phát triển ngành sản xuất nào sau đây góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia?
-
A. Thủy sản.
- B. Lâm sản.
- C. Nông sản.
- D. Khoáng sản.
Câu 28: Châu lục nào nuôi trồng thủy sản nhiều nhất?
- A. Châu Âu.
- B. Châu Phi.
-
C. Châu Á.
- D. Châu Mỹ.
Câu 29: Ở Đông Nam Á, các quốc gia nào sau đây nuôi trồng nhiều thuỷ sản nhất?
-
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
- B. Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a.
- C. Việt Nam, Xin-ga-po.
- D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
Câu 30: Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?
- A. Dân cư.
- B. Nguồn vốn.
- C. Chính sách.
-
D. Công nghệ.
Câu 31: Ngành thủy sản không có hoạt động nào sau đây?
-
A. Khai hoang.
- B. Nuôi trồng.
- C. Chế biến.
- D. Khai thác.
Câu 32: Ở châu Á, quốc gia nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới không phải là
- A. Trung Quốc.
- B. Việt Nam.
-
C. Hàn Quốc.
- D. Ấn Độ.
Câu 33: Loại cây nào sau đây phân bố ở cả miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng?
- A. Khoai lang.
- B. Lúa gạo.
- C. Lúa mì.
-
D. Ngô.
Câu 34: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt?
-
A. Lúa mì.
- B. Ngô.
- C. Lúa gạo.
- D. Kê.
Câu 35: Khu vực châu Á gió mùa là nơi nổi tiếng về cây
- A. lúa mì.
-
B. lúa nước.
- C. khoai tây.
- D. ngô.
Câu 36: Ngô phân bố nhiều nhất ở miền
-
A. nhiệt đới, cận nhiệt.
- B. ôn đới, hàn đới.
- C. nhiệt đới, hàn đới.
- D. cận nhiệt, ôn đới.
Câu 37: Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu
- A. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
- B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
-
C. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
- D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
Câu 38: Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu
- A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
- B. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
- C. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
-
D. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
Câu 39: Nước nào sau đây trồng nhiều lúa mì?
- A. In-đô-nê-xi-a.
- B. Thái Lan.
-
C. Trung Quốc.
- D. Băng-la-đet.
Câu 40: Nước nào sau đây trồng nhiều lúa gạo?
- A. Ô-xtrây-li-a.
- B. LB Nga.
- C. Hoa Kì.
-
D. Trung Quốc.