Câu 1: Điểm khác nhau về cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương là gì?
- A. Lớp vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương
-
B. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit
- C. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn hơn lớp vỏ lục địa
- D. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng trầm tích
Câu 2: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có đặc điểm gì?
- A. Độ dày lớn hơn, không có tầng granit
- B. Độ dày nhỏ hơn, có tầng granit
- C. Độ dày lớn hơn, có tầng granit
-
D. Độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit
Câu 3: Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở đâu?
- A. trên các lục địa
- B. giữa các đại dương
- C. các vùng gần cực
-
D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo
Câu 4: Đặc điểm nào không phải của lớp nhân Trái Đất?
- A. Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất
- B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng
-
C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn
- D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong
Câu 5: Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?
- A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.
- B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.
- C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.
-
D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?
-
A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
- B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
- C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
- D. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.
Câu 7: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào?
- A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ
- B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ
-
C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa
- D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn
Câu 8: Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có sự phát sinh và phát triển là nhờ vào sự tự quay và ở vị trí
- A. Quá gần so với Mặt Trời.
- B. Hợp lí so với Mặt Trời.
- C. Quá xa so với Mặt Trời.
-
D. Vừa phải so với Mặt Trời.
Câu 9: Thiên thể nào sau đây hiện nay không được công nhận là hành tinh của Hệ Mặt Trời?
- A. Thiên Vương tinh.
-
B. Diêm Vương tinh.
- C. Kim tinh.
- D. Thổ tinh.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích?
- A. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
-
B. Phân bố thành một lớp liên tục
- C. Có nơi mỏng, nơi dày
- D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
Câu 11: Đặc điểm nào đúng với đặc điểm của lớp nhân Trái Đất?
- A. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nhẹ
- B. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn và quánh dẻo
- C. Có độ dày nhỏ nhất nhưng nhiệt độ và áp suất lớn nhất
-
D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong
Câu 12: Đặc điểm của lớp Manti dưới là
- A. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
- B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
-
C. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.
- D. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về Vũ trụ?
- A. Là khoảng không gian vô tận chứa các ngôi sao.
- B. Là khoảng không gian vô tận chứa các hành tinh.
- C. Là khoảng không gian vô tận chứa các vệ tinh.
-
D. Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
Câu 14: Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong gồm các lớp nào?
- A. Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong
-
B. Lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất
- C. Lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa
- D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân
Câu 15: Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ
- A. Bắc đến nam.
- B. Đông sang tây.
-
C. Tây sang đông.
- D. Nam đến bắc.