Câu 1: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do đâu?
- A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông
- B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
-
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi
- D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục
Câu 2: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có
- A. Ngày dài hơn đêm.
- B. Toàn ngày hoặc đêm.
-
C. Đêm dài hơn ngày.
- D. Ngày đêm bằng nhau.
Câu 3: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ 21/3 đến 22/6
- B. Từ 21/3 đến 23/9
-
C. Từ 23/9 đến 21/3
- D. Từ 23/9 đến 22/12
Câu 4: Việt Nam nằm trong múi giờ số
- A. 6.
-
B. 4.
-
C. 7.
- D. 5.
Câu 5: Nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?
-
A. 13 giờ ngày 15 – 2
- B. 13 giờ ngày 14 - 2
- C. 23 giờ ngày 15 - 2
- D. 23 giờ ngày 14 – 2
Câu 6: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo
-
A. Biên giới quốc gia.
- B. Điểm cực đông.
- C. Vị trí của thủ đô.
- D. Kinh tuyến giữa.
Câu 7: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do đâu?
-
A. Trái Đất tự quanh quanh trục
- B. Trục Trái Đất nghiêng
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
- D. Trái Đât có dạng hình khối cầu
Câu 8: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?
- A. Chí tuyến Bắc.
-
B. Vòng cực.
- C. Xích đạo.
- D. Chí tuyến Nam.
Câu 9: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?
-
A. Múi giờ số 0
- B. Múi giờ số 6
- C. Múi giờ số 12
- D. Múi giờ số 18
Câu 10: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
- A. Vòng cực.
- B. Chí tuyến.
- C. Cực.
-
D. Xích đạo.
Câu 11: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao nhiêu?
-
A. Một ngày đêm
- B. Một năm
- C. Một mùa
- D. Một tháng
Câu 12: Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?
- A. Xích đạo.
- B. Chí tuyến.
-
C. Cực.
- D. Vòng cực.
Câu 13: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là
-
A. Kinh tuyến 1800.
- B. Bán cầu Tây.
- C. Bán cầu Đông.
- D. Kinh tuyến 00.
Câu 14: Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?
-
A. Các mùa trong năm
-
B. Sự luân phiên ngày, đêm
- C. Chuyển động biểu kiến hằng năm
- D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Câu 15: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?
- A. Chí tuyến Nam.
- B. Xích đạo.
-
C. Vòng cực.
- D. Chí tuyến Bắc.