Câu 1: Địa hình có tác động chủ yếu tới sự
-
A. phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
- B. phát triển của thực vật, đất và tích tụ vật liệu.
- C. phát triển của sinh vật, nhóm đất và ánh sáng.
- D. phân bố lượng mưa, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
Câu 2: Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
- A. Lâm nghiệp.
- B. Công nghiệp.
-
C. Ngư nghiệp.
- D. Nông nghiệp.
Câu 3: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
- A. độ ẩm.
-
B. độ phì.
-
C. nhiệt độ.
-
D. độ rắn.
Câu 4: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?
-
A. Khí hậu.
- B. Con người.
- C. Đá mẹ.
- D. Thời gian.
Câu 5: Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về
- A. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
- B. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.
- C. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
-
D. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
Câu 6: Đất ở vùng đồng bằng có đặc điểm nào sau đây?
- A. Tầng phong hóa mỏng nhưng nhiều mùn.
-
B. Tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.
- C. Tầng phong hóa mỏng, đất chặt và khô.
- D. Tầng phong hóa dày nhưng khô, bị glây.
Câu 7: Loại đất nào sau đây thích hợp để trồng cây lúa nước?
-
A. Đất phù sa.
- B. Đất feralit.
- C. Đất đỏ badan.
- D. Đất đen, xám.
Câu 8: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?
- A. Gieo hạt.
-
B. Bón phân.
- C. Làm cỏ.
- D. Cày bừa.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
- A. Không ảnh hưởng nhau.
- B. Không đồng thời tác động.
-
C. Có mối quan hệ với nhau.
- D. Tác động theo các thứ tự.
Câu 10: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là
- A. Đá mẹ.
- B. Địa hình.
-
C. Sinh vật.
- D. Khí hậu.
Câu 11: Lớp vỏ phong hóa không có tầng nào sau đây?
- A. Chứa mùn.
- B. Đá mẹ.
- C. Tích tụ.
-
D. Vô cơ.
Câu 12: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất?
- A. Khí hậu.
- B. Đá mẹ.
-
C. Địa hình.
- D. Sinh vật.
Câu 13: Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
- A. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
- B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
-
C. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
- D. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
Câu 14: Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là
- A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.
-
B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
- C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.
- D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?
- A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.
-
B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.
- C. Quyết định thành phần khoáng vật.
- D. Quyết định thành phần cơ giới.
Câu 16: Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là
- A. vận động tạo núi.
- B. vận động theo phương thẳng đứng.
- C. vận động theo phương nằm ngang.
-
D. vận động kiến tạo.
Câu 17: Vận động của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng ( còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống ) có đặc điểm là
- A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.
- B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.
-
C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
- D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.
Câu 18: Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là
- A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.
- B. làm cho các lớp đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.
-
C. làm cho bộ phận này của lục địa kia được nâng lên khi bộ phận khác bị hạ xuống.
- D. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
Câu 19: Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là
- A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
- B. hình thành núi lửa động đất.
- C. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
-
D. làm xuất hiện các dãy núi.
Câu 20: Quá trình phong hóa là
-
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
- B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.
- C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
- D. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.