NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể là phương pháp nào sau đây?
-
A. Phương pháp kí hiệu.
- B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
- C. Phương pháp chấm điểm.
- D. Phương pháp kí hiệu theo đường.
Câu 2: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
- A. Phân bố với phạm vi rộng rải.
-
B. Phân bố theo những điểm cụ thể.
- C. Phân bố theo dải.
- D. Phân bố không đồng đều.
Câu 3: Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
- A Các đường ranh giới hành chính.
- B. Các hòn đảo.
-
C. Các điểm dân cư.
- D. Các dãy núi.
Câu 4: Dạng kí hiệu nào thường không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:
- A. Hình học.
- B. Chữ.
- C. Tượng hình.
-
D. Dạng đường.
Câu 5: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:
- A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu.
- B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.
- C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.
-
D. Sự khác nhau về màu sắc và độ lớn kí hiệu.
Câu 6: Địa lý có những đóng góp giá trị cho:
-
A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
- B. tất cả mọi lĩnh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ.
- C. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế.
- D. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng.
Câu 7: Học Địa lý giúp người học hiểu biết hơn về:
- A. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
-
B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
- C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
- D. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
Câu 8: Địa lý cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về:
- A. các yếu tố sinh học, kinh tế- xã hội và môi trường trên Trái Đất.
- B. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.
- C. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.
-
D. các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường trên Trái Đất.
Câu 9: Học Địa lý có vai trò tạo cơ sở vững chắc để:
- A. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.
-
B. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
- C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.
- D. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.
Câu 10: Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có
- A. Ngày dài hơn đêm.
- B. Toàn ngày hoặc đêm.
-
C. Đêm dài hơn ngày.
- D. Ngày đêm bằng nhau.
Câu 11: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ 21/3 đến 22/6.
- B. Từ 21/3 đến 23/9.
-
C. Từ 23/9 đến 21/3.
- D. Từ 23/9 đến 22/12.
Câu 12: Việt Nam nằm trong múi giờ số
- A. 6.
- B. 4.
-
C. 7.
- D. 5.
Câu 13: Nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?
-
A. 13 giờ ngày 15 - 2.
- B. 13 giờ ngày 14 - 2.
- C. 23 giờ ngày 15 - 2.
- D. 23 giờ ngày 14 - 2.
Câu 14: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo
-
A. Biên giới quốc gia.
- B. Điểm cực đông.
- C. Vị trí của thủ đô.
- D. Kinh tuyến giữa.
Câu 15: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do đâu?
-
A. Trái Đất tự quanh quanh trục.
- B. Trục Trái Đất nghiêng.
- C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- D. Trái Đât có dạng hình khối cầu.
Câu 16: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?
- A. Chí tuyến Bắc.
-
B. Vòng cực.
- C. Xích đạo.
- D. Chí tuyến Nam.
Câu 17: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?
-
A. Múi giờ số 0.
- B. Múi giờ số 6.
- C. Múi giờ số 12.
- D. Múi giờ số 18.
Câu 18: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
- A. Vòng cực.
- B. Chí tuyến.
- C. Cực.
-
D. Xích đạo.
Câu 19: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao nhiêu?
-
A. Một ngày đêm.
- B. Một năm.
- C. Một mùa.
- D. Một tháng.
Câu 20: Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?
- A. Xích đạo.
- B. Chí tuyến.
-
C. Cực.
- D. Vòng cực.
Câu 21: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày. Đối tượng đó là
-
A. Kinh tuyến 180 độ.
- B. Bán cầu Tây.
- C. Bán cầu Đông.
- D. Kinh tuyến 0 độ.
Câu 22: Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?
- A. Các mùa trong năm.
-
B. Sự luân phiên ngày, đêm.
- C. Chuyển động biểu kiến hằng năm.
- D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Câu 23: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?
- A. Chí tuyến Nam.
- B. Xích đạo.
-
C. Vòng cực.
- D. Chí tuyến Bắc.
Câu 24: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?
-
A. Cấu tạo địa chất, độ dày.
- B. Sự phân chia của các tầng.
- C. Đặc tính vật chất, độ dẻo.
- D. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.
Câu 25: Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng nào?
- A. Bất ổn của Trái Đất.
- B. Có nền kinh tế phát triển.
- C. Có khí hậu khắc nghiệt.
-
D. Tài nguyên hải sản phong phú.
Câu 26: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
- A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.
- B. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
- C. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.
-
D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 27: Dãy Himalaya được hình thành do đâu?
- A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.
- B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.
-
C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.
- D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.
Câu 28: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là
- A. Sinh quyển.
- B. Khí quyển.
- C. Thủy quyển.
-
D. Thạch quyển.
Câu 29: Dãy núi trẻ An-đet ở Nam Mĩ được hình thành do đâu?
- A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
- B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
-
C. Mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
- D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
Câu 30: Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?
- A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na-xca.
- B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu-Á.
- C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Phi.
-
D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.
Câu 31: Phân ra thành vỏ lục địa và vỏ đại dương là dựa vào yếu tố nào?
- A. Đặc tính vật chất.
- B. Cấu tạo địa chất, độ dày.
-
C. Có sự phân chia thành các tầng.
- D. Có sự phân chia thành các bộ phận.
Câu 32: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng
- A. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh.
- B. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh.
- C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh.
-
D. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
Câu 33: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
- A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
- B. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
- C. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
-
D. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
Câu 34: Thạch quyển bao gồm các bộ phận nào?
- A. Lớp vỏ Trái Đất.
- B. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- C. Lớp Manti.
-
D. Lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti.
Câu 35: Tại sao lại có chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi?
- A. Vận động nâng lên.
- B. Khúc uốn của sông.
- C. Vùng trũng của địa hình.
-
D. Các vận động đứt gãy, tách giãn.
Câu 36: Mảng kiến tạo không phải là
- A. Chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
-
B. Luôn luôn đứng yên không di chuyển.
- C. Những bộ phận lớn của đáy đại dương.
- D. Bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 37: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng nào?
-
A. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
- B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
- C. Nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
- D. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.
Câu 38: Mảng Na - xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?
- A. Dãy Cooc - đi - e.
- B. Dãy Côn Lôn.
- C. Dãy Hindu Kush.
-
D. Dãy An - đet.
Câu 39. Thạch quyển có độ sâu đến khoảng
- A. 5 km.
- B. 50 km.
- C. 70 km.
-
D. 100 km.
Câu 40: Trong cấu trúc của Trái Đất, có độ dày lớn nhất là
- A. lớp vỏ Trái Đất.
- B. thạch quyển.
- C. lớp Manti.
-
D. nhân Trái Đất.