Câu 1: Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng thuộc tầng nào?
-
A. Đối lưu.
- B. Bình lưu.
- C. Trung lưu.
- D. Các tầng cao.
Câu 2: Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông được gọi là
- A. Lưu lượng sông.
-
B. Lưu vực sông.
- C. Phụ lưu sông.
- D. Chi lưu sông.
Câu 3: Tín phong là loại gió hoạt động ở giới hạn:
-
A. Khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo.
- B. Khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam.
- C. Khoảng các vĩ độ 90o Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam.
- D. Khoảng các vĩ độ 60o Bắc và Nam về hai cực.
Câu 4: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu chính?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
-
D. 5.
Câu 5: Than, dầu mỏ khí đốt là những khoáng sản:
- A. Kim loại.
- B. Phi kim loại.
-
C. Năng lượng.
- D. Phi năng lượng.
Câu 6: Độ cao của bình nguyên thường:
- A. Trên 200 m.
-
B. Dưới 200 m.
- C. Trên 500 m.
- D. Dưới 500 m.
Câu 7: Vùng đồi tập trung lớn gọi là đồi bát úp của nước ta thuộc:
-
A. Trung du Bắc Bộ
- B. Cao nguyên nam Trung Bộ
- C. Thượng du Bắc Trung Bộ
- D. Đông Nam Bộ
Câu 8: Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới
-
A. 200 m.
- B. 300 m.
- C. 400 m.
- D. 500 m.
Câu 9: Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?
-
A. 2 loại.
- B. 3 loại.
- C. 4 loại.
- D. 5 loại.
Câu 10: Bình nguyên thuận lợi cho việc:
- A. trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm.
- B. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
-
C. trồng cây lương thực và thực phẩm.
- D. trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?
- A. Là dạng địa hình nhô cao.
-
B. Có đỉnh tròn, sườn dốc.
- C. Độ cao tương đối thường không quá 200m.
- D. Thường tập trung thành vùng.
Câu 12: Cao nguyên rất thuận lợi cho việc:
- A. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- B. trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
- C. trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc.
-
D. trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn
Câu 13: Châu thổ được hình thành do
- A. Khu vực ven biển có cửa sông nông
- B. Sông nhỏ, thủy triều yếu
-
C. Phù sa các sông lớn bồi đắp
- D. Cát biển bồi tụ
Câu 14: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
- B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
- C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
-
D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 15: Khu vực có mưa nhiều trên Trái Đất là vùng
- A. Vùng chí tuyến
-
B. Vùng xích đạo
- C. Vùng cực Bắc và cực Nam
- D. Vùng sâu trong nội địa
Câu 16: Thời tiết là hiện tượng khí tượng:
- A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
-
B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
- C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 17: Nhiệt độ không khí thay đổi:
- A. Theo vĩ độ.
- B. Theo độ cao.
- C. Gần biển hoặc xa biển.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 22oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 21 giờ được 24oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
- A. 22oC.
- B. 23oC.
-
C. 24oC.
- D. 25oC.
Câu 19: Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ
- A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
-
B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
- C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
- D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
Câu 20: Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành mấy nhóm?
-
A. 3 nhóm
- B. 5 nhóm
- C. 4 nhóm
- D. 2 nhóm
Câu 21: Mỏ nội sinh gồm có các mỏ:
- A. Đá vôi, hoa cương
- B. Apatit, dầu lửa
-
C. Đồng, chì ,sắt
- D. Than đá, cao lanh
Câu 22: Loại khoáng sản nào dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?
- A. Kim loại.
- B. Phi kim loại.
-
C. Năng lượng.
- D. Vật liệu xây dựng.
Câu 23: Loại kkoáng sản quý hiếm và có giá trị lớn là
- A. Than đá
- B. Cát thủy tinh
- C. Cao lanh
-
D. Kim cương
Câu 24: Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hoá học thường chiếm một tỉ lệ
- A. nhỏ và khá tập trung.
- B. lớn và khá tập trung,
- C. lớn và rất phân tán.
-
D. nhỏ và rất phân tán.
Câu 25: Loại khoáng sản kim loại màu gồm:
- A. than đá, sắt, đồng.
-
B. đồng, chì, kẽm.
- C. crôm, titan, mangan.
- D. apatit, đồng, vàng.
Câu 26: Loại khoáng sản kim loại đen gồm:
-
A. sắt, mangan, titan, crôm.
- B. đồng, chì, kẽm, sắt.
- C. mangan, titan, chì, kẽm.
- D. apatit, crôm, titan, thạch anh.
Câu 27: Nhiệt độ không khí thay đổi:
- A. Theo vĩ độ.
- B. Theo độ cao.
- C. Gần biển hoặc xa biển.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 22oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 21 giờ được 24oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
- A. 22oC.
- B. 23oC.
-
C. 24oC.
- D. 25oC.
Câu 29: Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ
- A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
-
B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
- C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
- D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
Câu 30: Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:
-
A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.
Câu 31: Lượng mưa trong năm tại một địa phương được tính là
- A. Lượng mưa trung bình của 12 tháng trong năm
- B. Tổng lượng mưa của các tháng trong mùa mưa
-
C. Tổng số lượng mưa 12 tháng.
- D. Lương mưa trung bình nhiều năm
Câu 32: Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi:
-
A. Nhiệt độ không khí tăng
- B. Không khí bốc lên cao
- C. Nhiệt độ không khí giảm
- D. Không khí hạ xuống thấp
Câu 33: Lượng mưa từ xích đạo về hai cực có xu hướng
-
A. Giảm dần
- B. Tăng dần
- C. Giữ nguyên
- D. Tất cả đều sai
Câu 34: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 20oC là:
- A. 20g/cm3
- B. 15g/cm3
- C. 30g/cm3
-
D. 17g/cm3
Câu 35: Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là:
- A. sông ngòi.
- B. ao, hồ.
- C. sinh vật.
-
D. biển và đại dương.
Câu 36: Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí
- A. càng thấp.
-
B. càng cao.
- C. trung bình.
- D. Bằng 0oC.
Câu 37: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 30oC là
- A. 17 g/cm3.
- B. 25 g/cm3.
- C. 28 g/cm3.
-
D. 30 g/cm3.
Câu 38: Khi có nhiệt độ 10oC, lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là
- A. 2 g/cm3.
-
B. 5 g/cm3.
- C. 7 g/cm3.
- D. 10 g/cm3.
Câu 39: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là
- A. Kinh tuyến 90 độ
-
B. Kinh tuyến 180 độ
- C. Kinh tuyến 360 độ
- D. Kinh tuyến 600 độ
Câu 40: Trục Trái Đất là:
- A. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định
-
B. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định
- C. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định
- D. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định