Câu 1: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường:
-
A. Kinh tuyến.
- B. Kinh tuyến gốc.
- C. Vĩ tuyến.
- D. Vĩ tuyến gốc.
Câu 2: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường:
- A. Kinh tuyến.
- B. Kinh tuyến gốc.
-
C. Vĩ tuyến.
- D. Vĩ tuyến gốc.
Câu 3: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uyt ngoại ô thành phố luân Đôn nước Anh là:
-
A. Kinh tuyến gốc
- B. Kinh tuyến Đông
- C. Kinh tuyến Tây
- D. Vĩ tuyến gốc
Câu 4: Trên một bản đồ có tỉ lệ 1 : 700000 người ta đo được khoảng cách giữ điểm A và B là 5 cm. Hỏi khoảng cách A và B trên thực địa là bao nhiêu?
- A. 20 km
- B. 25 km
-
C. 35 km
- D. 40km
Câu 5: Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, khi Luân Đôn là 2 giờ thì ở Hà Nội là:
- A. 5 giờ.
-
B. 7 giờ.
- C. 9 giờ.
- D. 11giờ.
Câu 6: Đối tượng địa lí nào sau đây không được biểu hiện bằng kí hiệu điểm?
- A. Sân bay
- C. Dòng sông
-
B. Bến cảng
- D. Nhà máy
Câu 7: Mọi vật chuyển động ở bán cầu Bắc thường lệch về phía:
- A. Trái
-
B. Phải
- C. Trên
- D. Dưới
Câu 8: Trên bản đồ kí hiệu một thành phố thuộc loại kí hiệu gì?
- A. Đường
-
B. Điểm
- C. Diện tích
- D. Hình học
Câu 9: Độ cao tuyệt đối của núi A là 1500m. Nó thuộc loại núi nào?
- A. Núi thấp
- B. Núi cao
-
C. Núi trung bình
- D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Nơi luôn có 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày là:
- A. Chí tuyến Bắc và Nam
- B. Vùng ôn đới
- C. Vùng cực và cận cực
-
D. Vùng đường Xích đạo
Câu 11: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng:
-
A. 0o
- B. 30o
- C. 90o
- D. 180o
Câu 12: Các đường kinh tuyến trên quả Địa cầu có chiều dài
- A. Nhỏ dần từ Tây sang Đông
- B. Lớn dần từ Đông sang Tây
-
C. Đều bằng nhau
- D. Tất cả đều sai
Câu 13: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ
- A. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.
- B. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.
-
C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
- D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.
Câu 14: Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng
- A. rất nhỏ.
- B. nhỏ.
- C. trung bình.
-
D. lớn.
Câu 15: Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là:
-
A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
- B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
- C. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
- D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.
Câu 16: Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng
- A. nhỏ.
- B. thấp.
-
C. cao.
- D. vừa.
Câu 17: Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ:
- A. Có màu sắc và kí hiệu
- B. Có bảng chú giải
-
C. Có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích, bảng chú giải
- D. Cần có bản tỉ lệ xích và kí hiệu bản đồ
Câu 18: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của:
- A. đường kinh tuyến và vĩ tuyến bất kì.
- B. đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
- C. đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.
-
D. đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
Câu 19: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:
- A. mép bên trái tờ bản đồ.
- B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.
-
C. các đường kinh, vĩ tuyến.
- D. tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 20: Một điểm C nằm trên kinh tuyên 120o thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 10o ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là:
- A. 10oB và 120oĐ.
- B. 10oN và 120oĐ.
- C. 120oĐ và 10oN.
-
D. 120oĐ và 10oB.
Câu 21: Để thể hiện sự phân bố của các loại cây trồng vật nuôi, người ta sẽ sử dụng loại kí hiệu nào
-
A. Kí hiệu tượng hình
- B. Kí hiệu chữ
- C. Kí hiệu diện tích
- D. Kí hiệu hình học
Câu 22: Kí hiệu đường thể hiện:
-
A. Ranh giới
- B. Sân bay
- C. Cảng biển
- D. Vùng trồng lúa
Câu 23: Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu
- A. điểm.
-
B. đường.
- C. diện tích.
- D. hình học.
Câu 24: Để thể hiện nhà máy, điểm dân cư lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu:
- A. diện tích.
- B. đường.
-
C. điểm.
- D. khoanh vùng.
Câu 25: Đường đồng mức là đường nối những điểm
- A. xung quanh chúng.
-
B. có cùng một độ cao.
- C. ở gần nhau.
- D. cao nhất trên bề mặt Trái Đất.
Câu 26: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến:
- A. 20
- B. 30
- C. 25
-
D. 15
Câu 27: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?
-
A. 24 giờ
- B. 21 giờ
- C. 23 giờ
- D. 22 giờ
Câu 28: Khi khu vực giờ gốc là 4 giờ, thì ở nước ta là:
-
A. 11 giờ
- B. 5 giờ
- C. 9 giờ
- D. 12 giờ
Câu 29: Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 là 1 giờ thì ở Thủ đô Hà Nội là:
-
A. 8 giờ
- B. 7 giờ
- C. 9 giờ
- D. 6 giờ
Câu 30: Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành 1 góc:
- A. 66o33’
- B. 33o66’
-
C. 23o27’
- D. 27o23’
Câu 31: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là:
- A. 365 ngày 3 giờ.
- B. 365 ngày 4 giờ.
- C. 365 ngày 5 giờ.
-
D. 365 ngày 6 giờ.
Câu 32: Trái Đất cùng lúc thực hiện mấy chuyển động?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 33: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình:
- A. tròn.
-
B. elip gần tròn.
- C. vuông.
- D. Chữ nhật.
Câu 34: Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào?
- A. 21 - 3 và 22 - 6.
- B. 22 - 6 và 22 - 12.
-
C. 21 - 3 và 23 - 9.
- D. 23 - 9 và 22 - 12.
Câu 35: Vào các ngày 21-3 (xuân phân) và 23 - 9 (thu phân), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào:
- A. vòng cực.
- B. chí tuyến Bắc.
- C. chí tuyến Nam.
-
D. xích đạo.
Câu 36: Vào ngày 21 thúng 3, Mặt Trời chiếu thẳng góc trên mặt đất ở đường xích đạo nên các địa điểm nằm trên đường xích đạo có:
- A. Ngày ngắn hơn đêm.
- B. Ngày dài hơn đêm.
-
C. Ngày đêm dài bằng nhau.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 37: Vĩ tuyến 66o33’Bắc là đường:
- A. Chí tuyến Bắc.
- B. Chí tuyến Nam.
- C. Đường xích đạo.
-
D. Vòng cực Bắc.
Câu 38: Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày đêm dài suốt:
- A. 3 tháng.
-
B. 6 tháng.
- C. 9 tháng.
- D. 12 tháng.
Câu 39: Ngày 22 - 12, ở nửa cầu Bắc có hiện tượng
- A. ngày dài hơn đêm.
- B. ngày dài suốt 24 giờ.
-
C. đêm dài hơn ngày.
- D. ngày và đêm dài bằng nhau.
Câu 40: Trong hai ngày xuân phân (21 - 3) và thu phân (23 - 9), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở
- A. vòng cực.
- B. chí tuyến.
- C. vĩ tuyến 23o27’.
-
D. xích đạo.