Trắc nghiệm Địa lí 6 học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất trong các lục địa:

  •    A. Lục địa Phi
  •    B. Lục địa Nam Cực
  •    C. Lục địa Ô-xtrây-li-a
  •    D. Lục địa Bắc Mỹ

Câu 2: Lõi Trái Đất có độ dày:

  •    A. Trên 3000km
  •    B. 1000 km
  •    C. 1500 km
  •    D. 2000 km

Câu 3: Đại dương lớn nhất là đại dương nào?

  •    A. Đại Tây Dương
  •    B. Thái Bình Dương
  •    C. Bắc Băng Dương
  •    D. Ấn Độ Dương

Câu 4: Cho biết vành đai lửa lớn nhất trên Trái Đất hiện nay:

  •    A. Vành đai Địa Trung Hải
  •    B. Vành đai Thái Bình Dương
  •    C. Vành đai Ấn Độ Dương
  •    D. Vành đai Đại Tây Dương

Câu 5: Một quốc gia được biết đến là nơi thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa là

  • A. Việt Nam
  • B. Trung Quốc
  • C. Nhật Bản
  • D. Thái Lan

Câu 6: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại lực?

  • A. Nâng cao địa hình                                            
  • B. Xâm thực.
  • C. Xói mòn                                                          
  • D. Phong hoá.

Câu 7: Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là:

  •    A. Đối nghịch.
  •    B. Hỗ trợ.
  •    C. Lần lượt.
  •    D. Không có liên hệ.

Câu 8: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại lực?

  •    A. Xói mòn.
  •    B. Xâm thực.
  •    C. Nâng lên hạ xuống.
  •    D. Phong hoá.

Câu 9: Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của nhân tố ngoại lực nào?

  •    A. Băng hà.
  •    B. Gió.
  •    C. Nước chảy.
  •    D. Sóng hiển.

Câu 10: Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?

  •    A. 200.
  •    B. 300.
  •    C. 400.
  •    D. 500.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với núi và độ cao của núi?

  •    A. Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
  •    B. Sườn núi càng thoải thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.
  •    C. Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển.
  •    D. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi.

Câu 12: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:

  •    A. 1100m
  •    B. 1150m
  •    C. 950m
  •    D. 1200m

Câu 13: Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

  •    A. mực nước biển.
  •    B. chân núi.
  •    C. đáy đại dương.
  •    D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 14: Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

  •    A. nơi có sườn thoải.
  •    B. mực nước biển.
  •    C. đáy đại dương.
  •    D. chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 15: Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?

  •    A. 2 loại.
  •    B. 3 loại.
  •    C. 4 loại.
  •    D. 5 loại.

Câu 16: Bình nguyên thuận lợi cho việc:

  •    A. trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm.
  •    B. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
  •    C. trồng cây lương thực và thực phẩm.
  •    D. trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

  •    A. Là dạng địa hình nhô cao.
  •    B. Có đỉnh tròn, sườn dốc.
  •    C. Độ cao tương đối thường không quá 200m.
  •    D. Thường tập trung thành vùng.

Câu 18: Cao nguyên rất thuận lợi cho việc:

  •    A. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  •    B. trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
  •    C. trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc.
  •    D. trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn

Câu 19: Châu thổ được hình thành do

  • A. Khu vực ven biển có cửa sông nông
  • B. Sông nhỏ, thủy triều yếu
  • C. Phù sa các sông lớn bồi đắp
  • D. Cát biển bồi tụ

Câu 20: Dùng tỉ lệ cho biết đối với bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, 8cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:

  •    A. 200km
  •    B. 300km
  •    C. 400km
  •    D. 500km

Câu 21: Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:

  •    A. 1:600.000
  •    B. 1:700.000
  •    C. 1:500.000
  •    D. 1:400.000

Câu 22: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

  •    A. 1: 7.500
  •    B. 1: 15.000
  •    C. 1: 200.000
  •    D. 1: 1.000.000

Câu 23: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?

  •    A. 1: 7.500
  •    B. 1: 15.000
  •    C. 1: 200.000
  •    D. 1: 1.000.000

Câu 24: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định:

  • A. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
  • B. Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.
  • C. Theo phương hướng trên bản đồ.
  • D. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.

Câu 25: Nằm giữa hướng Bắc và hướng Tây, ta có thể đọc là hướng

  • A. Tây Bắc
  • B. Bắc Tây
  • C. Bắc - Tây Bắc
  • C. Tất cả đều sai

Câu 26: Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ:

  • A. Có màu sắc và kí hiệu
  • B. Có bảng chú giải
  • C. Có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích, bảng chú giải
  • D. Cần có bản tỉ lệ xích và kí hiệu bản đồ

Câu 27: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của:

  •    A. đường kinh tuyến và vĩ tuyến bất kì.
  •    B. đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
  •    C. đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.
  •    D. đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.

Câu 28: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

  •    A. mép bên trái tờ bản đồ.
  •    B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.
  •    C. các đường kinh, vĩ tuyến.
  •    D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 29: Trục Trái Đất là:

  •    A. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  •    B. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  •    C. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  •    D. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

Câu 30: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc:

  •    A. 56o27’
  •    B. 23o27’
  •    C. 66o33’
  •    D. 32o27’

Câu 31: Trái đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ nếu đi về phía tây sẽ

  • A. Nhanh hơn một giờ
  • B. Chậm hơn một giờ
  • C. Giờ không thay đổi so với múi giờ gốc
  • D. Tăng thêm một ngày lại một ngày

Câu 32: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến: 

  • A. 20       
  • B. 30
  • C. 25       
  • D. 15

Câu 33: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

  •    A. 24 giờ
  •    B. 21 giờ
  •    C. 23 giờ
  •    D. 22 giờ

Câu 34: Khi khu vực giờ gốc là 4 giờ, thì ở nước ta là:

  •    A. 11 giờ
  •    B. 5 giờ
  •    C. 9 giờ
  •    D. 12 giờ

Câu 35: Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nhiều nhất và có diện tích được chiếu sáng rộng nhất nên:

  •    A. Có ngày dài đêm ngắn.
  •    B. Có ngày ngắn đêm dài.
  •    C. Có ngày đêm dài bằng nhau.
  •    D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 36: Ở khu vực nào trên trái đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng:

  • A. Cực Bắc hoặc cực Nam
  • B. Vòng cực Bắc hoặc vòng cực Nam
  • C. Chí tuyến Bắc hoặc chí tuyến Nam
  • D. Xích đạo

Câu 37: Vào ngày 21 thúng 3, Mặt Trời chiếu thẳng góc trên mặt đất ở đường xích đạo nên các địa điểm nằm trên đường xích đạo có:

  •    A. Ngày ngắn hơn đêm.
  •    B. Ngày dài hơn đêm.
  •    C. Ngày đêm dài bằng nhau.
  •    D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 38: Vĩ tuyến 66o33’Bắc là đường:

  •    A. Chí tuyến Bắc.
  •    B. Chí tuyến Nam.
  •    C. Đường xích đạo.
  •    D. Vòng cực Bắc.

Câu 39: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?

  •    A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
  •    B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
  •    C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.
  •    D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 40: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại lực?

  • A. Nâng cao địa hình                                            
  • B. Xâm thực.
  • C. Xói mòn                                                          
  • D. Phong hoá.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 6

HỌC KÌ

CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ