NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nồi cơm điện là thiết bị
-
A. Biến điện năng thành nhiệt năng
- B. Biến điện năng thành cơ năng
- C. Biến điện năng thành quang năng
- D. Biến điện năng thành vi sóng
Câu 2: Chỉ ra phát biểu sai
- A. Nồi cơm điện thông thường có hai chế độ nấu và giữ ấm
-
B. Nồi cơm điện dùng vi sóng để nấu chín cơm
- C. Nồi cơm điện sẽ nhanh hỏng nếu sử dụng không đúng chức năng do nhà sản xuất quy định
- D. Nồi cơm điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng đúng điện áp định mức
Câu 3: Giữa bếp hồng ngoại và nồi cơm điện đồ dùng điện nào tiết kiệm điện hơn?
- A. Cả hai như nhau
-
B. Nồi cơm điện tiết kiệm hơn
- C. Bếp hồng ngoại tiết kiệm hơn
- D. Đáp án khác
Câu 4: Bếp hồng ngoại là thiết bị
- A. Biến điện năng thành quang năng
-
B. Biến điện năng thành nhiệt năng
- C. Biến điện năng thành cơ năng
- D. Biến điện năng thành hóa năng
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đặc điểm của thân bếp hồng ngoại?
- A. Là nơi để điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu của bếp
-
B. Là bộ phận có chức năng bao kín và bảo vệ các bộ phận bên trong của bếp
- C. Là bộ phận có chức năng cung cấp nhiệt cho bếp
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Nhược điểm của máy giặt đứng là
- A. Máy giặt lồng đứng phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy chật hẹp
-
B. Quần áo sau khi giặt thường bị xoắn chặt
- C. Có nắp mở rộng, dễ thao tác
- D. Lãng phí nước
Câu 7: Khi quạt điện bị hỏng, em sẽ gọi ai để sửa chữa?
- A. Kĩ sư điện
-
B. Thợ sữa chữa chuyên nghiệp
- C. Kĩ sư xây dựng
- D. Đáp án khác
Câu 8: Đặc điểm của quạt lửng là
- A. Gắn cố định trên trần nhà, làm mát cho toàn bộ không gian tại nơi gắn quạt
-
B. Gió thổi tập trung hoặc đảo gió, có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau
- C. Có khả năng làm mát thông qua hơi nước hoặc phun sương
- D. Đáp án khác
Câu 9: Máy giặt lồng ngang có nhược điểm là
-
A. Giá thành của máy cao
- B. Quần áo trong quá trình giặt ít bị xoắn vào nhau nên tránh được hiện tượng giãn hay biến dạng
- C. Tính năng ưu việt của máy giặt này là có thể giữ được độ bền của quần áo
- D. Tiêu thụ điện năng thấp
Câu 10: Khi chọn quạt điện cho căn phòng, em cần lưu ý gì?
- A. Hướng cửa sổ
-
B. Kích thước tổng thể của căn phòng
- C. Chiều rộng căn phòng
- D. Hướng cửa chính
Câu 11: Gas trong máy điều hoà không khí một chiều khi đi qua van tiết lưu có:
- A. Nhiệt độ thấp và áp suất cao
-
B. Nhiệt độ thấp và áp suất thấp
- C. Nhiệt độ cao và áp suất thấp
- D. Nhiệt độ cao và áp suất cao
Câu 12: Gas trong máy điều hoà không khí một chiều khi đi qua máy nén có:
- A. Nhiệt độ thấp và áp suất cao
- B. Nhiệt độ thấp và áp suất thấp
- C. Nhiệt độ cao và áp suất thấp
-
D. Nhiệt độ cao và áp suất cao
Câu 13: Van tiết lưu trong máy điều hòa không khí một chiều có chức năng gì?
- A. Thu nhiệt ở trong phòng
- B. Tỏa nhiệt ra bên ngoài môi trường
-
C. Chuyển gas từ trạng thái lỏng có nhiệt độ trung bình sang trạng thái hơi có nhiệt độ rất lạnh
- D. Để nén và vận chuyển khí
Câu 14: Chức năng của ống dẫn khí gas trong máy điều hòa không khí một chiều có chức năng
-
A. Dẫn khí từ dàn nóng đến giàn lạnh và ngược lại
- B. Nén và vận chuyển khí
- C. Thu nhiệt ở trong phòng
- D. Tỏa nhiệt ra ngoài môi trường
Câu 15: Phải đóng cửa khi bật điều hòa để
- A. Điều hòa thu nhiệt trong phòng
-
B. Tránh thất thoát khí lạnh, gây lãng phí điện
- C. Để phòng mát lâu hơn
- D. Đáp án khác
Câu 16: Đặc điểm của phương pháp chiên (rán) là
- A. Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi của nước
-
B. Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi (hơn 150⁰C) của dầu, mỡ
- C. Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ cao (160 - 205⁰C)
- D. Là phương pháp làm khô thực phẩm
Câu 17: Phương pháp hấp làm chín thực phẩm như thế nào?
-
A. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm
- B. Thực phẩm được làm chín dưới ánh nắng mặt trời
- C. Thực phẩm được làm chín từ năng lượng điện, xăng hoặc than củi...
- D. Đáp án khác
Câu 18: Vì sao khi chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh?
-
A. Đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng
- B. Giúp người ăn cảm thấy ngon miệng
- C. Giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- D. Giúp người ăn cảm thấy no
Câu 19: Cần sử dụng nhiệt hợp lí trong chế biến món ăn để
-
A. Giữ cho món ăn có giá trị dinh dưỡng
- B. Không bị ẩm mốc, biến chất
- C. Chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn
- D. Một số chất khoáng và vitamin tan tốt hơn trong nước
Câu 20: Để hạn chế mất vitamin trong quá trình chế biến cần lưu ý gì?
- A. Ngâm thực phẩm lâu trong nước
- B. Đun với lửa to trong thời gian dài
-
C. Cho rau, củ vào luộc hoặc nấu khi nước đã sôi
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 21: Em nên chọn loại vải nào để may trang phục thể dục?
-
A. Vải sợi bông
- B. Vải lụa nylon
- C. Vải polyester
- D. Đáp án khác
Câu 22: Chất liệu vải không nên chọn để làm rèm là
- A. Vải dày, in hoa, nỉ, gấm
- B. Vải mỏng như voan, ren
-
C. Vải thổ cẩm, dày, nặng, không bền
- D. Vải bền, có độ rủ
Câu 23: Làng nghề dệt lụa truyền thống lâu đời ở Hà Nội là
-
A. Làng lụa Vạn Phúc
- B. Làng lụa Mã Châu
- C. Làng lụa Tân Châu
- D. Làng lụa Nha Xá
Câu 24: Khi vò vải, vải nào bị nhàu nhiều thì vải đó là
-
A. Vải sợi thiên nhiên
- B. Vải sợi tổng hợp
- C. Vải sợi nhân tạo
- D. Vải sợi pha
Câu 25: Khi đốt vải sợi nylon, sẽ có hiện tượng nào sau đây xảy ra?
- A. Vải cháy nhanh
- B. Tro bóp dễ tan
-
C. Tro vón cục bóp không tan
- D. Đáp án A và C
Câu 26: Loại trang phục mà các bác sĩ mặc khi làm việc có tên gọi là gì?
- A. Áo bà ba
- B. Áo choàng
-
C. Áo blouse
- D. Áo khoác
Câu 27: Phong cách dân gian có thể được mặc trong dịp nào?
- A. Thi đấu thể thao
-
B. Tết cổ truyền
- C. Phỏng vấn xin việc
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 28: Khi đi học thể dục em chọn trang phục có phong cách nào?
- A. Phong cách dân gian
- B. Phong cách cổ điển
-
C. Phong cách thể thao
- D. Phong cách lãng mạn
Câu 29: Một người mặc trang phục bảo hộ lao động, người đó có thể là?
- A. Giáo viên
- B. Dược sĩ
- C. Đầu bếp
-
D. Kỹ sư công trường xây dựng
Câu 30: “Người ta thiết kế công trình/ Tôi đây thiết kế áo mình, áo ta” nói về nghề nào dưới đây?
- A. Kỹ sư xây dựng
-
B. Thiết kế thời trang
- C. Kinh doanh quần áo
- D. Kiến trúc sư
Câu 31: Bạn em hơi mập, thấp, bạn em nên chọn vải may trang phục có những đặc điểm nào?
-
A. Màu đen, kẻ sọc dọc, mặt vải trơn
- B. Màu xanh đen, kẻ sọc ngang, mặt vải phẳng
- C. Màu trắng, hoa to, mặt vải bóng láng
- D. Màu vàng nhạt, hoa nhỏ, mặt vải thô
Câu 32: Chị gái em cao và gầy, em hãy gợi ý chị em nên mặc loại vải có những đặc điểm nào?
-
A. Màu sáng, mặt vải thô, kẻ sọc ngang
- B. Màu sáng, mặt vải láng, kẻ sọc dọc
- C. Màu tối, mặt vải thô, kẻ sọc ngang
- D. Màu tối, mặt vải trơn, kẻ sọc dọc
Câu 33: Khi lựa chọn trang phục phù hợp thì yêu cầu nào sau đây không cần thực hiện?
- A. Chọn vật dụng đi kèm phù hợp
- B. Chọn vải phù hợp
-
C. May những quần áo đắt tiền, theo mốt
- D. Xác định đặc điểm về vóc dáng người mặc
Câu 34: Loại vải và kiểu may quần áo đi lao động phù hợp là
- A. Vải sợi tổng hợp, màu sẫm, kiểu may cầu kì
-
B. Vải sợi bông, màu sẫm, kiểu may đơn giản, rộng
- C. Vải sợi bông, màu sáng, kiểu may sát người
- D. Vải sợi tổng hợp, màu sáng, kiểu may cầu kì
Câu 35: Khi tham gia lao động, nên sử dụng trang phục nào là phù hợp nhất?
- A. Trang phục có chất liệu bằng vải nylon, màu tối, kiểu may phức tạp, rộng rãi, dép thấp
-
B. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi bông, màu sáng, kiểu may đơn giản, giày đế cao
- C. Trang phục có chất liệu vải sợi pha, màu tối, kiểu may đơn giản, rộng rãi, dép thấp hoặc giày đế cao
- D. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi hóa học, màu sáng, kiểu may cầu kì, bó sát người, dép thấp
Câu 36: Khi cất giữ quần áo len, để giữ được hình dáng của quần áo lâu dài, em nên
- A. Treo lên mắc áo
- B. Gấp xếp gọn vào tủ
- C. Cuộn tròn cất vào tủ
-
D. Đáp án B và C
Câu37: Vì sao cần phân loại quần áo trước khi là?
- A. Để là quần áo nhanh hơn
-
B. Để là riêng từng nhóm quần áo theo loại vải
- C. Để quần áo không bị bay màu
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 38: Nhiệt độ thích hợp để giặt quần áo len là
-
A. Không quá 300C
- B. 40 - 450C
- C. 30 - 350C
- D. 500C
Câu 39. Trên quần áo thường có kí hiệu hướng dẫn giặt, là, phơi để
- A. Người lựa chọn phù hợp với vóc dáng cơ thể
-
B. Giặt, là, phơi phù hợp với từng loại vải giúp quần áo luôn trông sạch như mới sau mỗi lần giặt, giúp giữ quần áo được bền, đẹp
- C. Người sử dụng biết được chất liệu may trang phục
- D. Đáp án khác
Câu 40: Thứ tự các bước để giặt, phơi hoặc sấy là
-
A. Chuẩn bị giặt → Giặt → Phơi hoặc sấy.
- B. Giặt → Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy.
- C. Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy → Giặt.
- D. Phơi hoặc sấy → Giặt → Chuẩn bị giặt