Trắc nghiệm Công nghệ 6 cánh diều kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 6 cánh diều kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vật dụng nào dưới đây được sử dụng để bảo quản kín?

  • A. Thùng bằng nhựa có nắp kín
  • B. Hộp nhựa có nắp kín
  • C. Thùng kim loại có nắp kín
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là bao lâu?

  • A. 1 - 2 tuần               
  • B. 2 - 4 tuần               
  • C. 24 giờ                     
  • D. 3 - 5 ngày

Câu 3: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh có thời gian bao lâu?

  • A. 1 - 2 tuần               
  • B. 2 - 4 tuần               
  • C. 24 giờ                     
  • D. 3 - 5 ngày

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm?

  • A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm
  • B. Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm
  • C. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm
  • D. Làm tăng chất dinh dưỡng của thực phẩm

Câu 5: Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào?

  • A. Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh
  • B. Bảo quản thoáng
  • C. Bảo quản kín
  • D. Bảo quản bằng đường hoặc muối

Câu 6: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

  • A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố
  • B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng
  • C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng
  • D. Ăn khoai tây mọc mầm

Câu 7: Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

  • A. Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín trong cùng một thời điểm.
  • B. Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng.
  • C. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín với nhau.
  • D. Không che đậy thực phẩm sau khi nấu chín.

Câu 8: Suy dinh dưỡng có thể do nguyên nhân nào dưới đây?

  • A. Cơ thể thiếu chất béo, vitamin và khoáng chất
  • B. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất béo và các khoáng chất
  • C. Cơ thể thiếu chất đạm và đường
  • D. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng khác

Câu 9: Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khoẻ mạnh, chúng ta cần

  • A. Ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo
  • B. Ăn nhiều bữa, ăn đủ chất dinh dưỡng
  • C. Ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • D. Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ

Câu 10: Những món ăn nào phù hợp buổi sáng?

  • A. Cơm, rau xào, sườn xào chua ngọt
  • B. Bánh mỳ, trứng ốp, sữa tươi
  • C. Gà xào sả ớt, canh bí nấu thịt, tôm rang
  • D. Cơm, thịt kho, canh rau, dưa hấu

Câu 11: Người bị thiếu máu nên bổ sung thực phẩm nào dưới đây?

  • A. Thịt, cá, gan, trứng
  • B. Sữa, trứng, hải sản
  • C. Các loại hải sản, rong biển
  • D. Các loại hoa, quả tươi

Câu 12: Để chuẩn bị món canh cua rau ngót cho 4 người ăn, mẹ Hoa mua 150 g cua xay, 300 g rau ngót. Biết đơn giá của cua xay là 20 000 đồng/100g; rau ngót là 5 000 đồng/100g. Chi phí cho món canh cua rau ngót là

  • A. 25 000 đồng          
  • B. 45 000 đồng          
  • C. 40 000 đồng          
  • D. 35 000 đồng

Câu 13: Vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn?

  • A. Vì tro cỏ tranh ngon
  • B. Vì dùng tro cỏ tranh ăn thay thế tạm thời cho muối ăn
  • C. Vì nhân dân ta quá đói
  • D. Vì tro cỏ tranh cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Câu 14: Để tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh, em nên làm gì?

  • A. Cất thức ăn nóng vào tủ lạnh
  • B. Hạn chế thời gian mở cửa tủ lạnh
  • C. Không đóng chặt cử tủ lạnh khiến hơi lạnh thất thoát ra ngoài
  • D. Sử dụng tủ lạnh có dung tích lớn cho gia đình ít người

Câu 15: Để tiết kiệm năng lượng và thời gian đun khi nấu chè, em sẽ làm gì?

  • A. Dùng nồi lớn để nấu
  • B. Ngâm đậu trước khi nấu mềm
  • C. Dùng bếp hồng ngoại thay cho bếp gas
  • D. Đáp án khác

Câu 16: Em sẽ làm gì để tiết kiệm điện khi sử dụng TV?

  • A. Để nguyên TV mở khi không còn sử dụng
  • B. Mở âm thanh TV thật lớn
  • C. Chọn mua TV thật to dù căn phòng có diện tích nhỏ
  • D. Cùng xem chung một TV khi có chương trình cả nhà yêu thích

Câu 17: Biogas (khí sinh học) là loại chất đốt mà người dân có thể tự sản xuất và sử dụng để đun nấu ở nhiều vùng nông thôn. Theo em, người dân ở nông thôn thu khí biogas từ hoạt động nào?

  • A. Khai thác dầu mỏ
  • B. Khai thác than đá
  • C. Ủ phân, ủ rác thải
  • D. Chế biến gỗ

Câu 18: Vì sao trong thực tế khi đun nấu, người ta thường sử dụng kiềng chắn gió cho bếp gas?

  • A. Giúp hội tụ nhiệt vào giữa bếp nấu, giảm thời gian đun nấu
  • B. Giúp tiết kiệm lượng gas đáng kể
  • C. Tạo tính thẩm mĩ cho bếp gas
  • D. Đáp án A và B

Câu 19: Em sẽ chọn loại bóng đèn nào để vừa chiếu được sáng, vừa tiết kiệm năng lượng nhiều nhất?

  • A. Đèn huỳnh quang
  • B. Đèn LED
  • C. Đèn sợi đốt
  • D. Đèn compact

Câu 20: Việc làm nào dưới đây chưa tiết kiệm năng lượng?

  • A. Không đóng tủ lạnh sau khi dùng xong
  • B. Không bật điều hòa khi không có người sử dụng
  • C. Luôn tắt điện, quạt, tivi khi đi ra ngoài
  • D. Đáp án B và C

Câu 21: Nội dung nào sau đây không đúng khi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình?

  • A. Sử dụng các vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt
  • B. Thiết kế nhà phải đảm bảo tính thông thoáng, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên
  • C. Giảm mức tiêu thụ năng lượng tối đa, sử dụng thiết bị có công suất nhỏ nhất
  • D. Tận dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường

Câu 22: Khi em chạm nút “Giảm nhiệt độ” trên màn hình điện thoại thì điều hòa giảm nhiệt độ là thể hiện đặc điểm nào của ngôi nhà thông minh?

  • A. Tính tiện nghi
  • B. Tính an toàn
  • C. Tiết kiệm năng lượng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 23: Giải pháp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình nào sau đây thuộc nhóm giải pháp ý thức con người?

  • A. Lựa chọn đồ dùng, thiết bị tiết kiệm năng lượng
  • B. Thiết kế đảm bảo tính thông thoáng
  • C. Sử dụng vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt
  • D. Tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên

Câu 24: Để tiết kiệm năng lượng, em cần:

  • A. Sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ
  • B. Lựa chọn những thiết bị, đồ dùng điện cao cấp, đắt tiền nhất
  • C. Sử dụng các thiết bị, đồ dùng điện đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  • D. Đáp án B và C

Câu 25: Cảm biến nào được lắp đặt cho hệ thống chiếu sáng thông minh?

  • A. Cảm biến chuyển động
  • B. Cảm biến nhiệt độ
  • C. Cảm biến khói
  • D. Cảm biến khí gas

Câu 26: Loại đất nào dưới đây có đặc tính kiên cố, thích hợp để thi công móng nhà?

  • A. Đất xốp
  • B. Đất cát
  • C. Đất sét
  • D. Đất đỏ bazan

Câu 27: Xi măng được tạo thành từ nguyên liệu nào?

  • A. Đá vôi
  • B. Đất sét
  • C. Thạch cao
  • D. Than đá

Câu 28: Nguyên liệu tạo ra gạch nung là

  • A. Đá vôi
  • B. Than đá
  • C. Đất cát
  • D. Đất sét

Câu 29: Vì sao không nên xây nhà trên loại đất sét?

  • A. Đất sét có khả năng chịu lực kém nhất trong các loại đất.
  • B. Xây nhà trên đất sét hay xảy ra các tình trạng như nhà bị lún hay nghiêng đổ.
  • C. Đất sét có khả năng hút nước kém, nếu xây nhà hay bị ẩm thấp, sàn nhà bị đọng nước, nhiều ruồi muỗi.
  • D. Đất sét có kết cấu đất không chặt

Câu 30: Bê tông cốt thép thường được sử dụng để xây dựng bộ phận nào của ngôi nhà?

  • A. Móng nhà
  • B. Cột trụ ngôi nhà
  • C. Nền, móng và cột trụ của ngôi nhà
  • D. Đáp án A và B

Câu 31: Trong thực tế, vật liệu nào sau đây được coi như toàn bộ xương sống của công trình?

  • A. Bê tông
  • B. Bê tông cốt thép
  • C. Sắt thép
  • D. Cốt thép

Câu 32: Nhà nổi thường có ở khu vực nào?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Trung du Bắc Bộ.

Câu 33: Kiến trúc nào sau đây không phải là kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam?

  • A. Biệt thự
  • B. Nhà mái ngói
  • C. Nhà trên xe
  • D. Nhà sàn

Câu 34: Nhà của người miền Bắc nông thôn thời xưa có đặc điểm gì?

  • A. Nhà làm bằng lá, chia thành các vách, sân vườn rộng rãi, có thể xây dựng gần bờ sông, kênh rạch.
  • B. Kiến trúc đơn giản, khuôn viên nhà thường được bố trí liên hoàn gồm nhà, sân, vườn, ao.
  • C. Thường có ít nhất ba gian, mái nhà có độ dốc lớn một phần để thoát nước mưa, một phần dành không gian phía trên đó để cất giữ lương thực.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 35: Nhà làm bằng lá, chia thành các vách, sân vườn rộng rãi, có thể xây dựng gần bờ sông, kênh rạch... là đặc điểm kiến trúc nhà ở của vùng miền nào sau đây?

  • A. Miền Bắc
  • B. Miền Nam
  • C. Miền Trung
  • D. Tất cả các miền

Câu 36: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây có hình tượng mái nhà?

  • A. Con không cha như nhà không nóc
  • B. Trạch địa nhi cư
  • C. Gần nước hướng về mặt trời
  • D. An cư lạc nghiệp

Câu 37: Câu thành ngữ “Màn trời chiếu đất” có ý nghĩa gì?

  • A. Chỉ cảnh ngộ của những người không có màn và chiếu để đi ngủ
  • B. Chỉ cảnh ngộ của những người phải sống ở ngoài trời
  • C. Chỉ cảnh ngộ của nhưng người nghèo không nhà cửa hoặc người có nhà nhưng bị hủy hoại bởi hỏa hoạn hoặc thiên tai.
  • D. Chỉ cảnh ngộ của những người không nơi nương tựa

Câu 38: Tìm phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm.

  • A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.
  • B. Rửa thịt sau khi đã cắt thành từng lát.
  • C. Không để ruồi bọ đậu vào thịt, cá.
  • D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài

Câu 39: Vì sao nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người?

  • A. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể.
  • B. Nước là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.
  • C. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp có thể điều hòa thân nhiệt.
  • D. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.

Câu 40: Trong các thực phẩm: thịt bò, thịt gà, thịt gà, thịt lợn, cá, cua, những thực phẩm nào sẽ cung cấp calcium để xương phát triển chắc khỏe?

  • A. Phải sử dụng tất cả các loại thực phẩm trên mới đủ calcium để xương phát triển chắc khỏe.
  • B. Chỉ có cá và cua mới có thể cung cấp calcium để xương phát triển chắc khỏe
  • C. Chỉ có thịt bò, thịt gà, thịt lợn mới cung cấp calcium để xương phát triển chắc khỏe
  • D. Tất cả các thực phẩm đều cung cấp calcium nhưng cá và cua giàu calcium hơn các loại thực phẩm khác còn lại.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công nghệ 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công nghệ 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ