Câu 1: Nguồn cung cấp vitamin gồm
-
A. Rau muống, bí xanh, cà chua, susu
- B. Mỡ lợn, mỡ gà
- C. Đỗ xanh, đỗ tương
- D. Thịt bò, thịt gà, cá
Câu 2: Chất béo có nhiều ở nhóm thực phẩm
- A. Mật ong, trái cây chín, rau xanh
- B. Thịt nạc, cá, tôm, trứng
-
C. Mỡ động vật, mỡ thực vật, bơ
- D. Hoa quả tươi, trứng gà, cá
Câu 3: Nhóm thực phẩm nào sau đây cung cấp nhiều chất đạm?
- A. Ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa
-
B. Thịt nạc, cá, tôm, trứng
- C. Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ
- D. Ớt chuông, cà rốt, cần tây
Câu 4: Trong các nhóm đồ ăn/thức uống sau đây, nhóm nào cung cấp nhiều vitamin nhất cho cơ thể?
- A. Thịt, trứng, sữa
- B. Dầu thực vật, nước ép hoa quả
- C. Hoa quả tươi, trứng gà, cá
-
D. Rau, củ tươi, nước ép hoa quả
Câu 5: Thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A nhất là
- A. Sắn, gạo, bánh kẹo, thịt gà
- B. Cơm, ngô, ổi, khoai tây, su hào
-
C. Dầu cá, cà rốt, gấc, cà chua
- D. Gạo, bánh mì, ổi, tôm, thịt nạc
Câu 6: Làm chậm quá trình lão hóa, làm tăng sức bền của thành mạch máu là vai trò của
- A. Vitamin A
- B. Vitamin B
-
C. Vitamin C
-
D. Vitamin D
Câu 7: Chất đạm có vai trò gì đối với cơ thể?
- A. Là nguyên liệu xây dựng thành tế bào
- B. Tăng cường thị lực của mắt
- C. Tăng sức đề kháng
-
D. Đáp án A và C
Câu 8: Trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần cung cấp đủ các nhóm thực phẩm chính để
- A. Giúp người ăn cảm thấy no
- B. Giúp người ăn ngon miệng
- C. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
-
D. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Câu 9: Nêu chức năng dinh dưỡng của chất béo?
- A. Là dung môi hòa tan các vitamin
- B. Giúp phát triển các tế bào não và hệ thần kinh
- C. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10: Vai trò chủ yếu của vitamin A là gì?
- A. Tốt cho da và bảo vệ tế bào
- B. Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương
-
C. Tăng cường thị lực của mắt
- D. Kích thích ăn uống
Câu 11: Thiếu chất dinh dưỡng nào sau đây gây khô mắt có thể dẫn đến mù lòa?
- A. Vitamin K
- B. Vitamin D
-
C. Vitamin A
- D. Vitamin C
Câu 12: Bệnh thiếu máu có thể là do thiếu khoáng chất nào?
-
A. Sắt
- B. Canxi
- C. Kẽm
- D. Iot
Câu 13: Để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn không bị thay đổi, có thể thay thế thịt bò bằng thực phẩm nào sau đây?
-
A. Thịt lợn
- B. Ngô
- C. Cà chua
- D. Cơm
Câu 14: Những món ăn nào phù hợp buổi sáng?
- A. Cơm, rau xào, sườn xào chua ngọt
-
B. Bánh mỳ, trứng ốp, sữa tươi
- C. Gà xào sả ớt, canh bí nấu thịt, tôm rang
- D. Cơm, thịt kho, canh rau, dưa hấu
Câu 15: Để xây dựng bữa ăn hợp lí, em cần thực hiện bước nào đầu tiên?
- A. Lên thực đơn cho bữa ăn
-
B. Xác định các nhóm thực phẩm cần thiết cho bữa ăn theo khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng hợp lí
- C. Xác định nguyên liệu, số lượng để làm các món ăn
- D. Tính giá thành cho bữa ăn
Câu 16: Người bị bệnh béo phì nên hạn chế dưỡng chất nào trong khẩu phần ăn thường ngày?
- A. Vitamin
- B. Chất khoáng
- C. Chất tinh bột, chất béo
-
D. Chất đạm, chất béo
Câu 17: Người bị thiếu máu nên bổ sung thực phẩm nào dưới đây?
-
A. Thịt, cá, gan, trứng
- B. Sữa, trứng, hải sản
- C. Các loại hải sản, rong biển
- D. Các loại hoa, quả tươi
Câu 18: Em hãy tính toán chi phí bữa ăn theo các đơn giá dưới đây
Nguyên liệu |
Số lượng |
Đơn giá |
1. Gạo |
300g |
6 000 đồng/100g |
2. Thịt |
250g |
12 000 đồng/100g |
3. Đậu hũ |
3 miếng |
2 000 đồng/ miếng |
4. Rau cải |
240 g |
1 500 đồng/ 100g |
-
A. 57 600 đồng
- B. 58 000 đồng
- C. 58 600 đồng
- D. 59 000 đồng
Câu 18: Nêu quy trình chế biến món rau trộn?
- A. Phân loại, lựa chọn → Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn
- B. Sơ chế nguyên liệu → Chuẩn bị nước sốt
-
C. Phân loại, lựa chọn → Sơ chế nguyên liệu và tạo hình → Chuẩn bị nước xốt → Phối trộn
- D. Sơ chế nguyên liệu → Phân loại, lựa chọn → Chuẩn bị nước xốt → Phối trộn
Câu 19: Phương pháp phơi lấy năng lượng từ
-
A. Ánh nắng mặt trời
- B. Điện
- C. Xăng
- D. Than củi
Câu 20: Phương pháp chế biến nào sau đây không sử dụng nhiệt?
- A. Nướng
- B. Luộc
-
C. Lên men
- D. Phơi, sấy
Câu 21: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?
- A. Muối chua
- B. Trộn dầu giấm
- C. Ngâm đường
-
D. Hấp (đồ)
Câu 22: Nhược điểm của phương pháp nướng là
- A. Thời gian chế biến lâu
-
B. Thực phẩm nướng chứa những chất có nguy cơ gây ung thư
- C. Món ăn nhiều chất béo
- D. Một số loại vitamin hòa tan trong nước
Câu 23: Đặc điểm của món rau trộn (salad) là
- A. Dễ gây biến đối các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
- B. Làm chín thực phẩm bằng nhiệt độ cao, trong thời gian thích hợp.
-
C. Gần như giữ nguyên được màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng của thực phẩm.
- D. Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều chất béo
Câu 24: Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến?
- A. Chất béo
- B. Tinh bột
-
C. Vitamin
- D. Chất đạm
Câu 25: Khi em làm món rau trộn, thành phẩm phải đạt yêu cầu
- A. Rau không bị dập, giữ được độ tươi, giòn
- B. Vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa, vừa ăn
- C. Thơm mùi gia vị
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 26: Cách chế biến thực phẩm nào sau đây không tốt đối với những người béo phì?
-
A. Chiên
- B. Luộc
- C. Hấp
- D. Xào
Câu 27: Vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng?
- A. Món ăn có nhiều chất béo
- B. Món ăn dễ bị mất các chất vitamin cần thiết
-
C. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất có khả năng gây ung thư đường tiêu hóa, dạ dày
- D. Phương pháp nướng khó chế biến
Câu 28: Vật dụng nào dưới đây được sử dụng để bảo quản kín?
- A. Thùng bằng nhựa có nắp kín
- B. Hộp nhựa có nắp kín
- C. Thùng kim loại có nắp kín
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 29: Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào?
-
A. Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh
- B. Bảo quản thoáng
- C. Bảo quản kín
- D. Bảo quản bằng đường hoặc muối
Câu 30: Để chọn được cá biển tươi, cần chú ý những dấu hiệu nào sau đây?
- A. Mang cá đỏ tự nhiên
- B. Mắt cá căng, trong
- C. Thân cá còn nhớt, đàn hồi, ấn vào thân không để lại vết lõm
-
D. Tất cả đáp án trên