Câu 1: Thực phẩm là gì?
- A. Là sản phẩm mà con người ăn sống
- B. Là sản phẩm mà con người uống ở dạng tươi sống
- C. Là sản phẩm mà con người ăn đã qua sơ chế
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm, người ta chia thực phẩm thành mấy nhóm?
- A. 2
- B. 3
-
C. 4
- D. 5
Câu 3: Thực phẩm thường được phân loại thành các nhóm chính nào sau đây?
- A. Chất tinh bột, đường; vitamin
- B. Chất béo; chất đạm; vitamin
-
C. Chất tinh bột, đường; chất đạm; chất béo; vitamin và chất khoáng
- D. Chất đường; chất đạm; chất béo; tinh bột; chất khoáng
Câu 4: Để cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, cần bổ sung các loại thực phẩm nào sau đây?
-
A. Rau, củ, quả
- B. Thịt các loại
- C. Cơm
- D. Chất béo
Câu 5: Để rèn luyện thói quen ăn khoa học, nội dung nào sau đây không đúng?
- A. Ăn đúng bữa
- B. Uống đủ nước
- C. Ăn đúng cách
-
D. Chỉ ăn những món mình thích
Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ “...”
“Mỗi chất dinh dưỡng đều có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, thừa hay thiếu ... đều gây ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe”.
- A. Chất đạm
- B. Chất tinh bột, chất đường
-
C. Bất cứ chất dinh dưỡng nào
- D. Chất khoáng và vitamin
Câu 7: Gạo cung cấp chất thiết yếu nào nhiều nhất cho cơ thể?
- A. Vitamin
- B. Chất đạm
- C. Chất béo
-
D. Tinh bột
Câu 8: Cùng với một lượng như nhau thì đồ uống nào dưới đây sẽ cung cấp nhiều năng lượng nhất?
- A. Sữa nguyên béo không đường
-
B. Sữa nguyên béo có đường
- C. Sữa không béo có đường
- D. Sữa không đường
Câu 9: Trong các loại thực phẩm sau, loại nào cung cấp chất béo nhiều nhất cho người sử dụng?
- A. Gà luộc
- B. Gà kho
- C. Gà nướng
-
D. Gà chiên
Câu 10: Nội dung nào dưới đây chưa đúng khi nói về bữa ăn hợp lí?
- A. Đủ và cân đối dinh dưỡng
-
B. Chỉ cần 1, 2 loại thực phẩm
- C. Đầy đủ năng lượng
- D. Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
Câu 11: Nếu em có chiều cao thấp hơn so với lứa tuổi, em nên cung cấp thêm những thực phẩm nào?
- A. Giàu chất đạm
-
B. Giàu vitamin D
- C. Giàu vitamin A
- D. Chất tinh bột, đường
Câu 12: Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khoẻ mạnh, chúng ta cần
- A. Ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo
- B. Ăn nhiều bữa, ăn đủ chất dinh dưỡng
-
C. Ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- D. Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ
Câu 13: Để chuẩn bị món canh cua rau ngót cho 4 người ăn, mẹ Hoa mua 150 g cua xay, 300 g rau ngót. Biết đơn giá của cua xay là 20 000 đồng/100g; rau ngót là 5 000 đồng/100g. Chi phí cho món canh cua rau ngót là
- A. 25 000 đồng
-
B. 45 000 đồng
- C. 40 000 đồng
- D. 35 000 đồng
Câu 14: Người bị bệnh gút nên ăn gì?
-
A. Thịt trắng
- B. Hải sản
- C. Nội tạng động vật
- D. Nem chua, lạp xưởng
Câu 15: Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm
- A. Tươi sống
- B. Đã qua sơ chế
- C. Đã được làm chín
-
D. Đáp án A và B
Câu 16: Thực phẩm được chế biến theo phương pháp
- A. Tự động hóa
- B. Công nghiệp
- C. Thủ công
-
D. Đáp án B và C
Câu 17: Chế biến thực phẩm có vai trò, ý nghĩa gì?
- A. Bảo vệ thực phẩm không bị hư hỏng
- B. Tăng khả năng hấp thu, tiêu hóa chất dinh dưỡng cho người sử dụng
- C. Đa dạng hóa các sản phẩm
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 18: Ý nào sau đây đúng khi nói về chế biến thực phẩm?
- A. Là một trong các phương pháp bảo quản thực phẩm
- B. Sản phẩm sau khi chế biến giống với nguyên liệu ban đầu
- C. Sản phẩm sau khi chế biến khác với nguyên liệu ban đầu
-
D. Đáp án A và C
Câu 19: Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm?
- A. Làm tăng sự hấp dẫn, ngon miệng của món ăn
- B. Đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm
- C. Làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng cho người sử dụng
-
D. Rút ngắn thời gian sử dụng thực phẩm
Câu 20: Luộc là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường
- A. Không khí nóng
-
B. Nước
- C. Ít nước
- D. Hơi nước
Câu 21: Ưu điểm của phương pháp hấp là
- A. Món ăn có hương vị đậm đà
- B. Món ăn có độ giòn, độ ngậy
-
C. Chín nhanh, chất dinh dưỡng ít bị tổn thất
- D. Món ăn có hương vị hấp dẫn
Câu 22: Cần sử dụng nhiệt hợp lí trong chế biến món ăn để
-
A. Giữ cho món ăn có giá trị dinh dưỡng
- B. Không bị ẩm mốc, biến chất
- C. Chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn
- D. Một số chất khoáng và vitamin tan tốt hơn trong nước
Câu 23: Để hạn chế mất vitamin trong quá trình chế biến cần lưu ý gì?
- A. Ngâm thực phẩm lâu trong nước
- B. Đun với lửa to trong thời gian dài
-
C. Cho rau, củ vào luộc hoặc nấu khi nước đã sôi
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 24: Vì sao đối với thực phẩm vừa nấu chín sau chín sau 2 giờ, em cần phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 5⁰C hoặc trên 60⁰C?
-
A. Để tránh hư hỏng thực phẩm
- B. Để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín
- C. Để đảm bảo độ tươi ngon của món ăn
- D. Đáp án khác
Câu 25: Thực phẩm hư hỏng sẽ dẫn đến
- A. Bị giảm giá trị dinh dưỡng
- B. Gây ngộ độc hoặc gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng
-
C. Cả hai đáp án đều đúng
- D. Cả hai đáp án đều sai
Câu 26: Bảo quản thực phẩm có vai trò, ý nghĩa gì?
- A. Ngăn ngừa hư hỏng ở thực phẩm
- B. Kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm
- C. Cải thiện dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 27: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là bao lâu?
- A. 1 - 2 tuần
- B. 2 - 4 tuần
-
C. 24 giờ
- D. 3 - 5 ngày
Câu 28: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh có thời gian bao lâu?
- A. 1 - 2 tuần
-
B. 2 - 4 tuần
- C. 24 giờ
- D. 3 - 5 ngày
Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm?
- A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm
- B. Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm
- C. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm
-
D. Làm tăng chất dinh dưỡng của thực phẩm
Câu 30: Nguyên nhân chính không được để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản trong tủ lạnh?
-
A. Vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ lây nhiễm sang thực phẩm chín
- B. Để dễ phân biệt các loại thực phẩm
- C. Mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản ở một nhiệt độ khác nhau
- D. Đáp án khác
- D. Đáp án B và C