Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tình huống nguy hiểm.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguy hiểm tự nhiên.
  • D. Nguy hiểm từ xã hội.

Câu 2: Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là

  • A. tiết kiệm.
  • B. hà tiện.
  • C. keo kiệt.
  • D. bủn xỉn.

Câu 3: Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật 

  • A. được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
  • B. phải có trách nhiệm với cộng đồng.
  • C. phải có nghĩa vụ với cộng đồng.
  • D. được hưởng tất cả quyền mình muốn.

Câu 4: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch

  • A. nhiều nước.
  • B. nước ngoài.
  • C. quốc tế.
  • D. Việt Nam.

Câu 5: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền

  • A. sống còn của trẻ em.
  • B. phát triển của trẻ em.      
  • C. tham gia của trẻ em.         
  • D. bảo vệ của trẻ em.

Câu 6: Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của 

  • A. cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
  • B. cá nhân đó và toàn thể gia đình dòng họ.
  • C. tất cả các gia đình, nhà trường và xã hội.
  • D. tất cả các gia đình và tổ chức trong xã hội.

Câu 7: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ

  • A. con người.
  • B. ô nhiễm.
  • C. tự nhiên.
  • D. xã hội.

Câu 8: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức

  •  A. của cải vật chất.
  •  B. thời gian.
  •  C. sức lực.
  •  D. tất cả đáp án trên.

Câu 9: Quốc tịch là 

  • A. căn cứ xác định công dân của một nước.
  • B. căn cứ xác định công dân của nhiều nước.
  • C. căn cứ xác định công dân của nước ngoài.
  • D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế.

Câu 10: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?

  • A. Quyền được khai sinh.   
  • B. Quyền nuôi dưỡng .
  • C. Quyền chăm sóc sức khỏe.   
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là

  • A. tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
  • B. ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
  • C. phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. tất cả ý trên đều đúng.

Câu 12: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? 

  • A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.
  • B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
  • C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
  • D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.

Câu 13: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
  • B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.
  • C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
  • D. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái.

Câu 14: Chị H lấy chồng là anh X có quốc tịch Canada. Vơ chồng chị H sinh sống ở Việt Nam và không có ý định cư trú tại Canada nên anh X muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy để được nhập quốc tịch Việt Nam thì anh X cần phải đảm bảo điều kiện gì?

  • A. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • B. Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. 
  • C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

  • A. Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình.    
  • B. Quyền được lắng nghe những việc liên quan đến mình.    
  • C. Quyền được được kết giao bạn bè.      
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Khi thực hiện quyền trẻ em mỗi gia đình cần phải có trách nhiệm nào dưới đây?

  • A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
  • B. Chăm sóc, giáo dục trẻ em.
  • C. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Tình huống nguy hiểm từ con người là 

  • A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
  • B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
  • C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.
  • D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

Câu 18: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

  • A.  Chơi rất nhiều thể loại game.
  • B.  Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống.
  • C.  Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
  • D.  Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 19: Ở Việt Nam quốc tịch của một người được ghi nhận vào giấy tờ nào sau đây?

  • A. Căn cước công dân.
  • B. Giấy khi sinh.
  • C. Hộ chiếu.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

  • A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
  • B. Luật hôn nhân và gia đình.
  • C. Luật đất đai.
  • D. Luật trẻ em.

Câu 21: Ở Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?

  • A. Thứ hai. 
  • B. Thứ nhất.  
  • C. Thứ tư.     
  • D. Thứ ba.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
  • B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

Câu 23: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống

  • A. xã hội.
  • B. môi trường.
  • C. nguy hiểm.
  • D. nhân tạo.

Câu 24: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

  • A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động. 
  • B. Xài thoải mái.
  • C. Làm gì mình thích.  
  • D. Có làm thì có ăn.

Câu 25: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Trẻ em bị bỏ rơi.
  • B. Trẻ em bị mất cha.
  • C. Người bị phạt tù chung thân.
  • D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 26: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

  • A. Bảo vệ và bảo đảm.
  • B. Bảo vệ và duy trì.
  • C. Duy trì và phát triển.
  • D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 27: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

  • A. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
  • B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. 
  • C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
  • D. Trẻ em được tiêm phòng vacxin theo qui định của Nhà nước. 

Câu 28: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
  • B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

Câu 29: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần

  • A. chủ động tìm hiểu các tình huống nguy hiểm.
  • B. học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.
  • C. bình tĩnh, tự tin, tìm cách thoát ra khỏi nguy hiểm.
  • D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 30: Học sinh cần phải thực hành tính tiết kiệm thông qua

  • A. tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.
  • B. bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.
  • C. tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian.
  • D. cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 31: Trường hợp nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống.
  • B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
  • C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam.
  • D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai.

Câu 32: Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

  • A. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.
  • B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
  • C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  • D. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.

Câu 33: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
  • B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
  • C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
  • D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu 34: Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là

  • A. đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện.
  • B. xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • C. thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
  • D. tất cả ý trên đều đúng.

Câu 35: Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần

  • A. bình tĩnh.
  • B. hoang mang.
  • C. lo lắng.
  • D. hốt hoảng.

Câu 36: Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?

  • A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng.
  • B. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm đầm ấm, vui vẻ.
  • C. Chửi cho bạn một trận vì chả biết nghỉ cho gia cảnh nhà mình.
  • D. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng.

Câu 37: Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn A là người Việt gốc Mĩ.
  • B. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ.
  • C. Bạn A là công dân của Việt Nam.
  • D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mĩ.

Câu 38: Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở  Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.
  • B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.
  • C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.
  • D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.

Câu 39: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

  • A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.
  • B. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật.
  • C. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước. 
  • D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

Câu 40: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?

  • A. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại.
  • B. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
  • C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền.
  • D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ