[KNTT] Trắc nghiệm công dân 6 bài 5: Tự lập

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 bài 5: Tự lập - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tự lập là

  • A. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.
  • B. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.
  • C. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình.
  • D. đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi.

Câu 2: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là 

  • A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.
  • B. có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
  • C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
  • D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 3: Đối lập với tự lập là

  • A. tự tin. 
  • B. ích kỉ.
  • C. tự chủ.
  • D. ỷ lại.

Câu 4: Câu tục ngữ: “Có trời cũng phải có ta” nói đến điều gì?

  • A. Đoàn kết. 
  • B. Trung thực.
  • C. Tự lập.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 5: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

  • A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
  • B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
  • D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 6: Hành động thể hiện tính tự lập là

  • A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
  • B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
  • C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
  • D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Tính tự lập giúp thành công trong cuộc sống và được sự tôn trọng của mọi người.
  • B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn.
  • D. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo

Câu 8: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
  • B. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.
  • C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, có những khó khăn, thử thách và vấp ngã.
  • D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa.

Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác. 
  • B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những trẻ em không còn cha mẹ.
  • C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập.
  • D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua gian khổ.

Câu 10: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?

  • A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • B. Muốn ăn phải lăn vào bếp.
  • C. Đầu người nào tóc người ấy.
  • D. Há miệng chờ sung.

Câu 11: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

  • A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
  • C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.
  • D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.

Câu 12: Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?

  • A. Tự mình đi xe đạp đến trường.
  • B. Nghiêm túc làm bài kiểm tra.
  • C. Khi thi trao đổi đáp án với bạn.
  • D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.

Câu 13: Hành động nào dưới đây thể hiện có tính tự lập?

  • A. Bố mẹ nhắc nhở mới chịu học bài.
  • B. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra.
  • C. Khi mẹ giao mới làm việc nhà.
  • D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.

Câu 14: Ngày mai, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi. Việc làm đó của T thể hiện điều gì?

  • A. T là người tự lập.
  • B. T là người ỷ lại.
  • C. T là người tự tin.
  • D. T là người tự ti.

Câu 15: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì?

  • A. H là người tự lập.
  • B. H là người ỷ lại.
  • C. H là người tự tin.
  • D. H là người tự ti.

Câu 16: Khi làm bài tập cô giáo giao về nhà, đến bài Toán khó G không chịu suy nghĩ liền lấy ngay sách hướng dẫn giải bài tập ra chép. Nếu em là chị của G, em sẽ làm gì?

  • A. Không cho G nhìn sách giải, bắt G phải tự làm
  • B. Tìm bài giải hộ G
  • C. Khuyên G không nên làm thế, sau đó cùng G tự giải bài toán sau đó kiểm tra đáp án ở sách giải
  • D. Mặc kệ G, không quan tâm

Câu 17: Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng S không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn. Nếu em là bạn của S, em sẽ làm gì?

  • A. Thẳng thắn góp ý với S, sau đó khuyên S nên tự làm việc của mình, nếu găp vấn đề khó khăn thì mới nhờ các bạn khác giúp đỡ.
  • B. Chê trách bạn trước nhóm và nói rằng nếu S không làm việc, sẽ nói với cô giáo.
  • C. Làm giúp bạn luôn, dù sao cũng là bạn bè.
  • D. Giữ im lặng và làm việc của mình

Câu 18: K luôn nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và chơi”. Nếu em là bạn của K, em sẽ nói gì?

  • A. Khen bạn K và ước gì nhà mình cũng giàu như nhà bạn.
  • B. Im lặng và không quan tâm lời của bạn nói
  • C. Giải thích cho K hiểu thế nào là tự lập, lợi ích của việc tự lập sẽ giúp K có được những gì. Ngoài ra, sẽ cùng K giải quyết những bài khó trên lớp để giúp K tiến bộ trong học tập.
  • D. Ghen tị và đi nói xấu bạn K với những người khác.

Câu 19: Linh rủ các bạn về nhà ăn uống vì bố mẹ đi vắng, nhà Linh có bác giúp việc. Khi về nhà thì bác giúp việc đang lau nhà, chưa kịp nấu đồ ăn. Nếu là Linh, em sẽ làm gì?

  • A.Yêu cầu bác giúp việc dừng ngay việc lau nhà rồi nấu cơm cho mình và các bạn ăn. Còn mình và các bạn lên phòng chơi
  • B. Nhờ bác giúp việc nấu cơm, còn việc lau nhà sẽ để mình và các bạn giúp đỡ. Ngoài ra, chủ động giúp bác nhặt và rửa rau, chuẩn bị bữa cơm.
  • C. Gọi ngay cho bố mẹ, mách rằng bác giúp việc không nấu cơm cho mình và các bạn.
  • D. Cáu gắt với bác giúp việc và tự đặt đồ về ăn.

Câu 20: Nhà Thu bán hàng nên lúc nào bố mẹ cũng rất bận. Em gái Thu lúc nào cũng ỷ lại, luôn muốn mẹ chuẩn bị đồ trước khi đi học cho mình và không bao giờ tự đi bộ đến trường cùng các bạn mà muốn bố mẹ đèo, mặc dù trường cách nhà chưa đến 1km. Nếu em là Thu, em sẽ làm gì?

  • A. Mỗi lần thấy em gái có tính ỷ lại là sẽ quát và đánh em.
  • B. Ghen tị với em và cũng muốn được như thế
  • C. Chiều em gái vì em mới học lớp 4
  • D. Giải thích cho em hiểu về chuyện tự lập. Cùng em làm những hành động tự lập vừa với lứa tuổi của em. Làm gương để em noi theo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ