Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Có thêm kinh nghiệm.
  • B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
  • C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 2: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?

  • A. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
  • B. Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ đã sửa chữa. 
  • C. Hạ thấp nhân phẩm của những người khó khăn được giúp đỡ.
  • D. Có thái độ thành kiến đối với những người mang lỗi lầm.

Câu 3: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hiệu quả gì?

  • A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
  • B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
  • C. Trở thành người có ích cho xã hội.
  • D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

Câu 4: Câu tục ngữ: “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” nói về nội dung nào dưới đây?

  • A. Giản dị, cần cù.
  • B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. Tôn trọng sự thật.
  • D. Khiêm tốn, giản đơn.

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác. 
  • B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những trẻ em không còn cha mẹ.
  • C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập.
  • D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua gian khổ.

Câu 6: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể

  • A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
  • B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
  • D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 7: Truyền thống là

  • A. đức tính.
  • B. tập quán.
  • C. lối sống.
  • D. A, B, C đúng.

Câu 8: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

  • A. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
  • B.  Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
  • C. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn. 
  • D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

Câu 9: Những danh nhân nào dưới đây, có đức tính siêng năng kiên trì?

  • A. Bác Hồ.
  • B. Nhà bác học Lê Qúy Đôn.
  • C. Tôn Thất Tùng.
  • D. A, B, C đều đúng.

Câu 10: Câu tục ngữ: “Bề ngoài thơn thớt nói cười/Mà trong gian hiểm giết người không dao” ý nói về một người

  • A. rất tốt, niềm nở với mọi người.
  • B. sống giả dối, độc ác nham hiểm.
  • C. luôn luôn tôn trọng sự thật.
  • D. luôn chan hòa với mọi người.

Câu 11: Hoạt động nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

  • A. Đi học đúng giờ, không cần bố mẹ nhắc.
  • B. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.
  • C. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.
  • B. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
  • C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên trị trấn.
  • D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

Câu 13: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải 

  • A. qua rèn luyện.
  • B. qua nhiều biến cố.
  • C. có sự lựa chọn đúng đắn.
  • D. có quyết định đúng đắn.

Câu 14: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

  • A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
  • C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.
  • D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.

Câu 15: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
  • B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
  • C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù.
  • D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 16: Ý kiến nào dưới đây đúng khi thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.
  • B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
  • C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh. 
  • D. Dù là bất kì ai, trong đó có học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.

Câu 17: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

  • A. Đức tính chăm chỉ.
  • B. Lòng yêu thương con người.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Tinh thần đoàn kết.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
  • B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.
  • C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
  • D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 19: Câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” nói đến điều gì?

  • A. Tinh thần siêng năng.
  • B. Tinh thần xây dựng.
  • C. Lòng yêu thương con người.
  • D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 20: Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

  • A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.
  • B. Việc coi trọng chế độ thi cử.
  • C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.
  • D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

Câu 21: Câu tục ngữ: "Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

  • A. Siêng năng, kiên trì.
  • B. Trung thực.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Thật thà.

Câu 22: Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng” ý nói người  nào đó luôn sống

  • A. giản dị, cần cù.
  • B. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. tôn trọng sự thật.
  • D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 23: Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?

  • A. D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ khi mình bị ốm.
  • B. K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.
  • C. Tự giặt quần áo của mình không cần ai nhắc nhở.
  • D. Nhà H ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.

Câu 24: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

  • A. điều tất yếu của con người.
  • B. giá trị sống cơ bản.
  • C. kĩ năng sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân.

Câu 25: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình. 
  • B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
  • C. Thân thiện, cởi mở và tích cực tham gia hoạt động tập thể để rèn luyện mình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26: Câu ca dao: “Học là học để hành/ Vừa hành vừa học mới thành người khôn.” Nói về truyền thống nào dưới đây?

  • A. Truyền thống cần cù lao động.
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống yêu nước.

Câu 27: Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?

  • A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
  • B. Gặt lúa giúp gia đình người già neo đơn.
  • C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
  • D. Cả A ,B, C.

Câu 28: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Năng nhặt chặt bị. 
  • B. Máu chảy ruột mềm.
  • C. Hay làm đắp ấm vào thân.
  • D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.

Câu 29: Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.” nói về nội dung nào dưới đây?

  • A. Giản dị, cần cù.
  • B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. Tôn trọng sự thật.
  • D. Khiêm tốn, giản đơn.

Câu 30: Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?

  • A. Tự mình đi xe đạp đến trường.
  • B. Nghiêm túc làm bài kiểm tra.
  • C. Khi thi trao đổi đáp án với bạn.
  • D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.

Câu 31: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. P thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích. 
  • B. H luôn hỏi cô giáo và các bạn về bài học mình băn khoăn, chưa hiểu.
  • C. A rất thích hát nên đã nhờ mẹ đăng kí tham gia lớp học thanh nhạc.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 32: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
  • B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.
  • C. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.
  • D. Cả A và C.

Câu 33: Trên đường đi học về B thấy có một em bé đang khóc tìm mẹ. Thấy vậy, bạn B liền lại dỗ em không khóc nữa và hỏi nguyên nhân tại sao… Sau khi nghe em bé kể, thì B biết em bé bị lạc mất mẹ. Bạn B đã nhanh chóng dẫn em đến đồn công an gần nhất, để nhờ các chú công an tìm mẹ cho em bé. Hành vi của bạn B thể hiện điều gì?

  • A. Thích thể hiện mình trước đông người.
  • B. Muốn được các chú công an khen mình.
  • C. Làm vậy để bố mẹ em bé trả ơn cho mình.
  • D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.

Câu 34: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

  • A. Lòng yêu thương mọi người.
  • B. Tinh thần đoàn kết.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Lòng trung thành.

Câu 35: Vào lúc rảnh rỗi, A thường sang nhà B dạy bạn B học. Vì bạn B là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn A là người như thế nào?

  • A. A là người có lòng tự thương hại bạn bè.
  • B. A là người có lòng yêu thương mọi người.
  • C. A là người sống giản dị, kiêm tốn.
  • D. A là người trung thực, tiết kiệm.

Câu 36: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?

  • A. Đức tính trung thực.
  • B. Đức tính siêng năng.
  • C. Đức tính tiết kiệm.
  • D. Đức tính siêng năng, trung thực.

Câu 37: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?

  • A. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy. 
  • B. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.
  • C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
  • D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa.

Câu 38: Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này, thể hiện đức tính nào của Bác?

  • A. Bác là người vĩ đại.
  • B. Bác là người tự lập.
  • C. Bác là một anh hùng.
  • D. Bác là người khiêm tốn.

Câu 39: T là một học sinh chạm chạp nên sau mỗi ngày đi học về, T thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, chỗ nào chưa rõ T thường nhờ chị gái giảng lại và tự hoàn thành bài tập cô giao,... Vì thế mà thành tích học tập của T ngày càng tiến bộ. Việc làm này thể hiện T là người biết

  • A. tự nhận thức bản thân.
  • B. được điểm yếu của mình.
  • C. thân biết phận của mình.
  • D. được điểm mạnh của mình.

Câu 40: N luôn muốn mình học giỏi như bạn A,  nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn

  • A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
  • B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.
  • C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.
  • D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ