Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính

  • A. tự ái.
  • B. tự ti.
  • C. lam lũ.
  • D. siêng năng.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập?

  • A. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng
  • B. Ngại khẳng định bản thân
  • C. Đánh mất kĩ năng sinh tồn
  • D. Từ chối khám phá cuộc sống

Câu 3: Khi cá nhân biết tôn trọng sự thật, sẽ giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và được mọi người

  • A. yêu mến.
  • B. khinh bỉ.
  • C. sùng bái.
  • D. cung phụng.

Câu 4: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách

  • A. Nông nổi.
  • B. Lười biếng.
  • C. Cần cù.
  • D. Hời hợt.

Câu 5: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là

  • A. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
  • B. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
  • C. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
  • D. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

Câu 6: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của tôn trọng sự thật?

  • A. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.
  • B. Không ai biết thì không nói sự thật.
  • C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.
  • D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.

Câu 7: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?

  • A. Qua cầu rút ván.
  • B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • C. Vung tay quá chán.
  • D. Có đi có lại mới toại lòng nhau.

Câu 8: Cách cư xử nào dưới đây thể hiện là người biết tôn trọng sự thật?

  • A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình đến cùng.
  • B. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.
  • C. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
  • D. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

Câu 9: Việc làm nào dưới đây thể hiện người có tính tự lập?

  • A. Bố mẹ chở đi học tới trường.
  • B. Tự giác học và làm bài tập.
  • C. Thường xuyên nhờ bạn làm bài.
  • D. Thường xuyên ỷ nại vào giúp việc.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?

  • A. Ỷ nại vào người khác khi làm việc.
  • B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
  • C. Làm việc theo sở thích cá nhân.
  • D. Vượt mọi khó khăn để đạt mục tiêu.

Câu 11: Việc làm nào dưới đây không thể hiện người có tính tính tự lập?

  • A. Chủ động chép bài của bạn.
  • B. Đi học đúng giờ.
  • C. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.
  • D. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây thể hiện người không có tính tự lập?

  • A. Tự thức dậy đi học đúng giờ.
  • B. Tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy.
  • C. Luôn làm theo ý mình, không nghe người khác
  • D. Tự giác dọn phòng ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Câu 13: Câu nào dưới đây nói về biểu hiện của không tôn trọng sự thật?

  • A. Ăn ngay nói thẳng.
  • B. Ném đá giấu tay.
  • C. Cây ngay không sợ chết đứng.
  • D. Sự thật mất lòng.

Câu 14: Lòng yêu thương con người

  • A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
  • B. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
  • C. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
  • D. làm những điều có hại cho người khác.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây thể hiện cá nhân biết tôn trọng sự thật?

  • A. Phê phán những việc làm sai trái
  • B. Cố gắng không làm mất lòng ai
  • C. Mọi việc luôn dĩ hòa vi quý
  • D. Làm việc không liên quan đến mình

Câu 16: Được sự động viên của thầy cô và gia đình, sau khi được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp thành phố, Hưng đã tự giác, miệt mài ôn tập. Hàng ngày bạn thường xuyên tìm đọc các loại sách tham khảo để củng cố kiến thức. Tìm hiểu các cách giải hay trên mạng chỗ nào không hiểu bạn liên hệ với thầy cô giáo để được giúp đỡ. Không bao giờ Hưng chịu bỏ cuộc khi gặp những bài tập khó. Nhờ vậy mà trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, Hưng đã đạt giải nhất. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp Hưng đạt được nhiều thành công như vậy

  • A. Đối phó với tình huống nguy hiểm.
  • B. Siêng năng, kiên trì
  • C. Tự nhận thức bản thân.
  • D. Yêu thương con người.

Câu 17: Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhà bạn Hoàng giải hộ”. Việc làm của Hải trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì?

  • A. Yêu thương con người
  • B. Đối phó với tình huống nguy hiểm
  • C. Tự nhận thức bản thân
  • D. Siêng năng, kiên trì

Câu 18: Bạn Q năm nay học lớp 9, bạn thường xuyên lấy cớ là năm học cuối cấp nên ngoài việc học bạn không làm việc gì cả, việc nhà thường để anh chị làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện bạn Q chưa có phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  • A. Chăm chỉ.
  • B. Tự lập.
  • C. Ích kỷ.
  • D. Ỷ lại.

Câu 19: Vừa xin mẹ tiền đóng học phí nhưng Long lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Khi cô giáo hỏi Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Thấy vậy Nam đã khuyên Long nhận lỗi với mẹ và cô giáo. Hành động của Nam là thể hiện bạn là người

  • A. Tôn trọng sự thật
  • B. Tôn trọng pháp luật
  • C. Giữ chữ tín
  • D. Tự nhận thức bản thân

Câu 20: Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Bạn Tùng chưa thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây

  • A. Tự nhận thức bản thân
  • B. Tôn trọng sự thật
  • C. Giữ chữ tín
  • D. Tôn trọng pháp luật

Câu 21: Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Việc làm này thể hiện bạn An đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

  • A. Phát huy truyền thống gia đình
  • B. Siêng năng, kiên trì
  • C. Tự nhận thức bản thân
  • D. Lợi dụng dịp tết để vụ lợi

Câu 22: Nhà bạn Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm” nên không đi học được. Việc làm này thể hiện bạn Hương chưa biết rèn luyện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  • A. Đi học sớm.
  • B. Tự lập.
  • C. Yêu thương con người.
  • D. Tự nhận thức bản thân.

Câu 23: Hân và Nam là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở X. Một hôm, hai bạn đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng, đã cùng mọi người giúp đỡ sơ cứu vết thương cho người bị nạn. Việc làm trên thể hiện hai bạn đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  • A. Yêu thương con người.
  • B. Tự nhận thức bản thân.
  • C. Siêng năng, kiên trì
  • D. Đối phó với tình huống nguy hiểm.

Câu 24: Anh Luận là người dân tộc Mường được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc. Tuy gia đình khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng học và đã thi đỗ vào trường đại học. Để có tiền đóng học phí và sinh hoạt, anh đã làm thêm nhiều việc: phát tờ rơi, gia sư, phục vụ bàn…Ra trường, anh trở về quê hương làm thuê, tự tích lũy tiền và bắt đầu kinh doanh cà phê. Doanh nghiệp của anh càng ngày phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở buôn làng. Phẩm chất đạo đức nào đã giúp anh Luận đạt được thành công trong cuộc sống?

  • A. Tự lập.
  • B. Tự ti.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Ỷ nại.

Câu 25: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

  • A. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
  • B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
  • C. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
  • D. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 

Câu 26: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách

  • A. Lười biếng.
  • B. Hời hợt.
  • C. Nông nổi.
  • D. Cần cù.

Câu 27: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập ?

  • A. Từ chối khám phá cuộc sống
  • B. Đánh mất kĩ năng sinh tồn
  • C. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng
  • D. Ngại khẳng định bản thân

Câu 28: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

  • A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
  • B. Mọi người xa lánh.
  • C. Mọi người coi thường.
  • D. Người khác nể và yêu quý.

Câu 29: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm và không

  • A. đề cao lợi ích bản thân mình
  • B. lệ thuộc vào cái tôi cá nhân
  • C. tôn trọng lợi ích của tập thể
  • D. phụ thuộc vào người khác

Câu 30: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về việc siêng năng, kiên trì:

  • Thắt lưng buộc bụng.
  • Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • Liệu cơm gắp mắm.
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu 31: Nội dung nào dưới đây không là biểu hiện của tôn trọng sự thật:

  • Nói một phần sự thật.
  • Không che giấu sự thật.
  • Sẵn sàng bảo vệ sự thật.
  • Không nói sai sự thật.

Câu 32: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập:

  • Đánh mất kĩ năng sinh tồn, làm chủ cuộc sống.
  • Ngại khẳng định bản thân.
  • Không nhận được sự kính trọng của mọi người.
  • Giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ, tự chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình.

Câu 33: Tự nhận thức bản là:

  • Nhận ra mong muốn của gia đình để từ đó cố gắng hơn trong học tập, công việc.
  • Hiểu rõ mong muốn của người khác đối với bản thân mình.
  • Hiểu rõ thầy cô giáo, bạn bè mình gặp khó khăn, vướng mắc gì để giúp đỡ.
  • Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

Câu 34: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng sự thật:

  • Hoa đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội.
  • Em đồng ý làm làm chứng cho Lan về một điều đúng sự thật.
  • Hùng thấy Mai sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra nhưng Hùng kệ Mai vì đó không phải là việc của mình.
  • Lan thấy Hà sử dụng điện thoại di động trong giờ học nhưng Lan không quan tâm vì đó là sở thích của mỗi người.

Câu 35: Việc làm nào dưới đây là sự tự nhận thức bản thân:

  • Dù rất muốn cố gắng để học giỏi nhưng An luôn nghĩ rằng đó là điều rất khó khăn với mình. Vì vậy, Nga không cố gắng để có thể học giỏi, vươn lên trong học tập.
  • Nhận thức mình không được thông minh, thậm chí là chậm chạp, nên Tùng thường ghi chép lại toàn bộ bài học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu.
  • Được thầy cô và bạn bè khen có giọng hát hay và ấm, nhưng Nam không dám thể hiện và có ý định từ chối tham gia cuộc thi văn nghệ.
  • Lan thường xuyên có những suy nghĩ không tích cực về bản thân khi được thầy cô và bạn bè góp ý.

Câu 36: Hiền là người rất thích nhảy, bạn mong muốn thi vào đội vũ đạo của trường mặc dù tỷ lệ được chọn vào rất khó. Nếu em là Hiền, em sẽ làm gì?

  • A.Tìm hiểu yêu cầu của đội vũ đạo, sau đó tập luyện hàng ngày để đạt được những yêu cầu đó. Ngoài ra, cần sự góp ý của các bạn trong lớp để có màn biểu diễn chỉn chu.
  • B. Bỏ cuộc vì nghĩ mọi thứ quá khó, chắc bản thân mình không làm được đâu.
  • C. Tự tin vào khả năng của mình và đăng kí thi mà không cần xem yêu cầu
  • D. Phản bác lại yêu cầu của đội vũ đạo bằng cách đi nói xấu

Câu 37: Mẹ bắt Nhi đi học đàn violon nhưng Nhi lại cảm thấy rằng bản thân không phù hợp với nghệ thuật và thực chất Nhi thích học võ.Nếu em là Nhi, em sẽ làm gì?

  • A.Cứ im lặng học theo yêu cầu của bố mẹ, còn việc mình tiếp thu hay không thì đó là quyền của mình.
  • B. Trình bày rõ ràng quan điểm với bố mẹ rằng, bản thân tự nhận thức được mình không phù hợp với môn Violon mà yêu thích và có khả năng ở môn võ. Thể hiện mong muốn được đi học võ và sẽ cố gắng học tốt nhất có thể.
  • C. Tỏ ra khó chịu, chán nản mỗi lần học Violon để bố mẹ thấy mình chán mà hủy lớp học đàn.
  • D. Cãi nhau với bố mẹ về chuyện học đàn, cho rằng bố mẹ không tôn trọng sở thích của mình.

Câu 38: Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì?

  • A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.
  • C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô.
  • D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ.

Câu 39: Anh H và anh T là hai bạn học cùng lớp. Nhưng anh T không may bị tật bẩm sinh, đi lại rất khó khăn. Anh H đã nguyện làm đôi chân cho anh T, bằng việc liên tục mười năm trời cõng anh T tới trường. Khi đăng kí thi đại học anh H chọn Đại học Y với ước mơ chữa lành đôi chân cho bạn mình là anh T và những người nghèo khổ khác. Hành vi của anh H thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện mình là người rất hiểu chuyện.
  • B. Muốn được bạn và gia đình bạn trả ơn.
  • C. Làm vậy để chứng tỏ mình trước thầy cô.
  • D. Lòng yêu thương con người của anh H.

Câu 40: Bạn N ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của N em sẽ làm gì?

  • A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới.
  • B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập.
  • C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn.
  • D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ