Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì chúng ta cần làm gì?

  • A. Sống lương thiện hoà nhập với mọi người.
  • B. Không làm gì sai trái.
  • C. Tự hào, biết ơn người đi trước.
  • D. A, B, C.

Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?

  • A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.
  • B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • C. Vung tay quá chán.
  • D. Qua cầu rút ván.

Câu 3: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến điều gì?

  • A. Tinh thần đoàn kết.
  • B. Lòng yêu thương con người.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 4: Câu tục ngữ: “Kính già, già để tuổi cho” nói đến điều gì?

  • A. Lòng yêu thương con người.
  • B. Tinh thần học hỏi.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Đức tính kiêm nhường.

Câu 5: Câu tục ngữ: "Mưa lâu thấm đất" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

  • A. Siêng năng, kiên trì.
  • B. Trung thực.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Kiêm tốn.

Câu 6: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, nói về siêng năng, kiên trì?

  • A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
  • B. Tích tiểu thành đại.
  • C. Chịu khó mới có mà ăn.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là 

  • A. sự thật.
  • B. dũng cảm.
  • C. khiêm tốn.
  • D. tự trọng.

Câu 8: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?

  • A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
  • B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.
  • C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.
  • D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.

Câu 9: Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” có nội dung nói về

  • A. giản dị, cần cù.
  • B. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. khiêm tốn, siêng năng.
  • D. tôn trọng sự thật.

Câu 10: Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung sống

  • A. giản dị, chăm chỉ.
  • B. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. giả dối và thật thà.
  • D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 11: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

  • A. Thờ cúng tổ tiên.
  • B. Làng nghề làm nón lá.
  • C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.
  • D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. H chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề vất vả, tầm thường.
  • B. T rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
  • C. A cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào cả.
  • D. K cho rằng dòng họ là xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ.

Câu 13: Câu tục ngữ: “Yêu nhau chín bỏ làm mười” nói đến điều gì?

  • A. Tinh thần đoàn kết.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Lòng yêu thương con người.

Câu 14: Câu tục ngữ: “Cứu một mạng người hơn xây 7 tháp phù đồ” nói đến điều gì?

  • A. Tinh thần xây dựng.
  • B. Lòng yêu thương con người.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Đức tính kiên trì.

Câu 15: Câu tục ngữ: "Trăm bó đuốc, cũng vớ được con ếch" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

  • A. Kiêm nhường.
  • B. Trung thực.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Kiên trì.

Câu 16: H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?

  • A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
  • B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
  • C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
  • D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.

Câu 17: Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

  • A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.
  • B. Việc coi trọng chế độ thi cử.
  • C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.
  • D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình.
  • B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
  • C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
  • D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 19: Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?

  • A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
  • B. Gặt lúa giúp gia đình người già neo đơn.
  • C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
  • D. Cả A ,B, C.

Câu 20: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Thường làm mất lòng người khác.
  • B. Làm cho tâm hồn thanh thản.
  • C. Người nói thật thường thua thiệt.
  • D. Sự thật luôn làm đau lòng người.

Câu 21: Hành vi thể hiện của người không tôn trọng sự thật là

  • A. giả vờ ốm để không phải đi học.
  • B. nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.
  • C. tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.
  • D. cả A, B, C.

Câu 22: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

  • A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Tinh thần kỷ luật.
  • D. Lòng yêu thương con người.

Câu 23: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Lên án, tố cáo.
  • B. Làm theo.
  • C. Không quan tâm.
  • D. Nêu gương.

Câu 24: Câu tục ngữ: “Chị ngã, em nâng” nói đến điều gì?

  •    A. Tinh thần chị em.
  •    B. Lòng yêu thương con người.
  •    C. Tinh thần yêu nước.
  •    D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 25: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì đối với học sinh là

  • A. đi học chuyên cần.
  • B. chăm chỉ học.
  • C. chăm làm việc nhà.
  • D. cả A, B, C.

Câu 26: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Thường làm mất lòng người khác.
  • B. Tránh nhầm lẫn, oan sai xảy ra.
  • C. Người nói thật sẽ bị kẻ xấu trả thù.
  • D. Sự thật luôn làm đau lòng người.

Câu 27: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

  • A. dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
  • B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
  • C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
  • D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 28: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là

  • A. thông minh.
  • B. tự nhận thức về bản thân.
  • C. có kĩ năng sống.
  • D. tự trọng.

Câu 29: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
  • C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
  • D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Câu 30: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì?

  • A. Lưu giữ nghề làm gốm.
  • B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.
  • C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 31: Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì?

  • A. Thích thể hiện mình trước đông người.
  • B. Muốn được mọi người trên xe khen mình.
  • C. Tinh thần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.
  • D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.

Câu 32: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Khi T giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách.
  • B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
  • C. Bố mẹ giao cho D tưới cây, nhưng D lười tưới làm cây khô héo.
  • D. M đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó.

Câu 33: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?

  • A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
  • B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
  • C. Không nói dối.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 34: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

  • A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
  • B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
  • D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 35: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất 

  • A. cốt lõi của con người.
  • B. cơ bản của con người.
  • C. hàng đầu của con người.
  • D. quan trọng của con người.

Câu 36: H là một học sinh tiêu biểu của lớp. Thầy cô và các bạn yêu quý H vì bạn học giỏi, thân thiện và khiêm tốn. Mỗi ngày, H dành thời gian để ghi nhật kí. H cũng thường xuyên trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè về bản thân, về cuộc sống và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh bản thân. Bên cạnh đó, H còn tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân. Việc làm này thể hiện H là người luôn

  • A. tự cao tự đại.
  • B. tự tin với bản thân.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. muốn lấy lòng người khác.

Câu 37: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
  • C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.
  • D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

Câu 38: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
  • B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
  • C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
  • D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường.

Câu 39: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người

  • A. Siêng năng, chăm chỉ.
  • B. Lười biếng.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Trung thực.

Câu 40: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì?

  • A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai.
  • B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
  • C. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
  • D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ