Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức học kì II (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm thuộc nhóm quyền:

  • A. Chính trị.
  • B. Văn hóa, xã hội.
  • C. Dân sự.
  • D. Kinh tế.

Câu 2: Hiến pháp 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kháo XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua:

  • A. Ngày 2/8/2013.
  • B. Ngày 11/2/2013.
  • C. Ngày 28/11/2013.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 3: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
  • B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
  • C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
  • D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu 4: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?

  • A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.
  • B. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật.
  • C. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước.
  • D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của nhà trường khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
  • B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?

  • A. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.
  • B. Khi con bị khuyết tật, bố mẹ vứt bỏ con cái.
  • C. Bắt con nuôi phải nghỉ học để làm việc kiếm tiền.
  • D. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm hại quyền trẻ em.

Câu 7: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là:

  • A. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
  • B. Những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
  • C. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
  • D. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.

Câu 8: Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào?

  • A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.
  • B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi.
  • C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.
  • D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.

Câu 9: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
  • B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
  • C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
  • D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi

Câu 10: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

  • A.  Chơi rất nhiều thể loại game.
  • B.  Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống.
  • C.  Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
  • D.  Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Trẻ em bị bỏ rơi.
  • B. Trẻ em bị mất cha.
  • C. Người bị phạt tù chung thân.
  • D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 12: Công dân mang quốc tịch Việt Nam là:

  • A. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
  • B. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
  • C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  • D. Chuyên gia người nước ngoài làm việc lâu năm tại thổ Việt Nam.

Câu 13: Nhóm quyền về chính trị bao gồm:

  • A. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước.
  • B. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
  • C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Người nào được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam?

  • A. Người có quốc tịch Việt Nam.
  • B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.
  • C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài.
  • D. Người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền trẻ em?

  • A. T phát biểu ý kiến xây dựng lớp trong giờ sinh hoạt.
  • B. Bố mẹ vẫn khuyến khích X đi học dù bạn bị khuyết tật.
  • C. Là con nuôi nhưng G được bố mẹ tạo điều kiện cho ăn học.
  • D. Chị gái thường xuyên xem trộm nhật kí của H.

Câu 16: Khi M học hết tiểu học, thì bố quyết định cho M nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng vì nhà M rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho M được đi học, thì bố M cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Em có suy nghĩ gì về hành động của bố M trong tình huống này?

  • A. Đồng ý, vì bố mẹ có quyền quyết định mọi việc.
  • B. Hành động của bố M là sai vi phạm quyền trẻ em.
  • C. Có thể thông cảm cho hành động của bố M.
  • D. M nên nghe theo lời bố mẹ mới là đứa con có hiếu.

Câu 17: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào?

  • A. Từ chối không giúp.
  • B. Vui vẻ, nhận lời.
  • C. Phân vân, lưỡng lựa.
  • D. Trả nhiều tiền thì giúp.

Câu 18: Dấu hiệu ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết về đám cháy?

  • A. Khói, mùi cháy khét.
  • B. Ánh lửa, khói đen.
  • C. Ánh lửa, khói nghi ngút.
  • D. Khói, anh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.

Câu 19: Đối lập với tiết kiệm là:

  • A. Xa hoa, lãng phí.
  • B. Cần cù, chăm chỉ.
  • C. Cẩu thả, hời hợt.
  • D. Trung thực, thẳng thắn.

Câu 20: Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?

  • A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng.
  • B. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm đầm ấm, vui vẻ.
  • C. Chửi cho bạn một trận vì chả biết nghỉ cho gia cảnh nhà mình.
  • D. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng.

Câu 21: Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Trẻ em có cha mẹ là công dân của Việt Nam.
  • B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
  • C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  • D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.

Câu 22: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

  • A. Người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam quy định.
  • B. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
  • C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  • D. Trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.

Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

  • A. Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân.
  • B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
  • D. Những người là công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ của công dân.

Câu 24: Quyền cơ bản của công dân là:

  • A. Những lợi ích mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.
  • B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người.
  • C. Những lợi ích cốt lõi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng.
  • D. Những đảm bảo của Liên hợp quốc cho tất cả mọi người trên thế giới.

Câu 25: Việc làm nào dưới đây là việc làm không đúng với quyền trẻ em?

  • A. Tổ chức việc làm cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
  • B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
  • C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
  • D. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.

Câu 26: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?

  • A. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
  • B. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.
  • C. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
  • D. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước.

Câu 27: Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tổ chức trại hè cho trẻ em.
  • B. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
  • C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
  • D. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

Câu 28: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?

  • A. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.
  • B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
  • C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
  • D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân.

Câu 29: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
  • B. Cung cấp dịch vụ an toàn.
  • C. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.
  • D. Tiến hành khai sinh cho trẻ.

Câu 30: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?

  • A. Chú H nhận M làm con nuôi nhưng bắt em phải làm việc nặng nhọc.
  • B. Bố mẹ bắt M nghỉ học để phụ giúp làm việc nhà giúp gia đình.
  • C. Bố bạn A không cho bạn đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.
  • D. H có năng khiếu hội họa nên mẹ H đã cho bạn đi học thêm môn vẽ.

Câu 31: Khi có việc liên quan tới an, trật tự chúng ta cần gọi:

  • A. 111.
  • B. 112.
  • C. 113.
  • D. 114.

Câu 32: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn V đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, nếu là V em sẽ làm như thế nào?

  • A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.
  • B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.
  • C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.
  • D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.

Câu 33: Bên cạnh cái ao nhà A trồng mấy luống rau, hằng ngày bố bạn A không lấy nước ao để tưới rau mà lấy nước sạch sử dụng trong gia đình để tưới rau, trong khi không đủ nước sạch để sinh hoạt. Sau khi học xong bài này, nếu là bạn A em sẽ khuyên bố như thế nào?

  • A. Khuyên bố dùng nước ao để tưới rau.
  • B. Không nói gì cả, đó là việc của bố.
  • C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.
  • D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 34: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
  • B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.
  • C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
  • D. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái.

Câu 35: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

  • A. Bảo vệ và bảo đảm.
  • B. Bảo vệ và duy trì.
  • C. Duy trì và phát triển.
  • D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 36: Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.
  • B. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  • C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.
  • D. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 37: Nghĩa vụ cơ bản của công dân là:

  • A. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện.
  • B. Yêu cầu của nhà nước mà mọi công dân thực hiện hoặc không thực hiện.
  • C. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện.
  • D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện.

Câu 38: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như thế nào?

  • A. Đều có quyền như nhau.
  • B. Đều có nghĩa vụ như nhau.
  • C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
  • D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 39: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?

  • A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại.      
  • B. Trẻ em khuyết tật được học tại các trường chuyên biệt.
  • C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
  • D. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước.

Câu 40: Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi nói về quyền của trẻ em?

  • A. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
  • B. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị xâm hại.
  • C. Trẻ em có quyền được tìm hiểu thông tin, viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
  • D. Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu – nghèo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ