Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức học kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trách nhiệm của nhà trường khi thực hiện quyền trẻ em là

  • A. Giáo dục trẻ em.
  • B. Quản lí, chăm sóc sức khỏe của trẻ.
  • C. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là

  • A. đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện.
  • B. xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • C. thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 3: Tình huống nào dưới đây không phải là tình huống nguy hiểm từ con người:

  • A. Trời mưa, T bị trượt chân ngã trước cổng trường.
  • B. Trên đoạn đường đi học tiếp giáp hai thôn, L và H hay bị nhóm con trai trêu ghẹo, sàm sỡ.
  • C. Bác N đang điều khiển xe máy thị bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường.
  • D. Trên đường đi học về, N thường xuyên bị nhóm thanh niên bắt nạt, dọa dẫm, đòi đưa tiền.

Câu 4: Đâu không phải là một tình huống nguy hiểm:

  • A. Bị bong gân.
  • B. Bị axit rơi vào mắt.
  • C. Bị rắn cắn.
  • D. Bị điểm kém vì không thuộc bài.

Câu 5: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

  • A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  • B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.
  • C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  • D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 6: Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn điều gì?

  • A. Nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ.
  • B. Đồng ý với bạn, nên dành thời gian làm những điều mình thích.
  • C. Chửi cho bạn một trận vì ham chơi, chẳng chịu học hành gì cả.
  • D. Nhờ bạn dạy cho mình những trò chơi điện tử mới.

Câu 7: Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở  Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.
  • B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.
  • C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.
  • D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.

Câu 8: Chị H lấy chồng là anh X có quốc tịch Canada. Vơ chồng chị H sinh sống ở Việt Nam và không có ý định cư trú tại Canada nên anh X muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy để được nhập quốc tịch Việt Nam thì anh X cần phải đảm bảo điều kiện gì?

  • A. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • B. Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.
  • C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

  • A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
  • B. Công dân có quyền, nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
  • C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng sẽ bị xử lí theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
  • D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Câu 10: Ý nào dưới đây không thuộc quyền của công dân:

  • A. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
  • B. Quyền trung thành với Tổ quốc.
  • C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
  • D. Quyền xâm phạm về chỗ ở.

Câu 11: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?

  • A. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.
  • B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
  • C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
  • D. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.   

Câu 12: Quyền trẻ em là tất cả:

  • A. Những gì trẻ em mong muốn.
  • B. Những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
  • C. Những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
  • D. Trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của cá nhân mình. 

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
  • B. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
  • C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.

Câu 14: Trước kia, nhà bác L không có con nên đã xin M vốn là trẻ mồ côi về làm con nuôi. Thời gian đầu, M được bố mẹ nuôi yêu quý và cưng chiều. Nhưng một vài năm sau, bác L sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế là bao nhiêu tình cảm bác đều dành cho con ruột của mình và coi M giống như một người giúp việc trong nhà. Bao nhiêu việc nặng nhọc bác bắt M phải làm hết, nếu không may làm hư hỏng gì thì sẽ bị đánh đập một cách tàn nhẫn, khiến M rất đau đớn tủi thân…Em có suy nghĩ gì về hành động bố mẹ nuôi của M?

  • A. Là con nuôi nên bị đối xử vậy cũng là bình thường.
  • B. Bao nhiêu năm nuôi dưỡng nên phải biết giúp đỡ bố mẹ.
  • C. Đúng, vì trong giáo dục con có thể dùng roi vọt để đánh.
  • D. Đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền trẻ em.

Câu 15: Vào một buổi chiều, L đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng L bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào?

  • A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.
  • B. Bỏ chạy, khóc và kêu cứu.
  • C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”.
  • D. Bỏ chạy.

Câu 16: Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào?

  • A. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn.
  • B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.
  • C. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã.
  • D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh.

Câu 17: Câu nói: Cơm thừa gạo thiếu nói đến điều gì dưới đây?

  • A. Lãng phí, thừa thãi.
  • B. Cần cù, siêng năng.
  • C. Trung thực, thẳng thắn.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 18: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

  • A. Vung tay quá trán.
  • B. Năng nhặt chặt bị.
  • C. Vắt cổ chày ra nước.
  • D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 19: Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn A là người Việt gốc Mĩ.
  • B. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ.
  • C. Bạn A là công dân của Việt Nam.
  • D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mĩ.

Câu 20: Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

  • A. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.
  • B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
  • C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  • D. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.

Câu 21: Việc làm nào dưới đây là đúng:

  • A. Thành lập công ty nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.
  • B. Luôn đòi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân.
  • C. Tố cáo cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em.
  • D. Vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định.

Câu 22: Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau:

- Ý kiến thứ nhất: Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học. Những người không đi học cũng không bị Nhà nước xử phạt.

- Ý kiến thứ hai: Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định. Tuy nhiên chỉ cần có nghĩa vụ học hết bậc tiểu học. Giáo dục THCS, và THPT là tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi người.

- Ý kiến thứ ba: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.

Theo em, ý kiến nào là đúng, vì sao?

  • A. Ý kiến thứ nhất đúng. Vì việc học tập là quyền của mỗi công dân. Đi học hay không đi học cũng đều không vi phạm pháp luật.
  • B. Ý kiến thứ hai đúng. Vì chỉ cẩn học hết giáo dục bắt buộc là giáo dục tiểu học, biết đọc, biết viết là có thể sống, lao động.
  • C. Ý kiến thứ ba đúng. Vì công dân có quyền học tập, sáng tạo và phát triển để thể hiện bản thân, trau dồi kiến thức và tu dưỡng đạo đức, góp phần vào sự nghiệp đưa đất nước ngày phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  • D. Cả 3 ý kiến đều đúng, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi con người.

Câu 23: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về quyền của trẻ em?

  • A. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
  • B. Trẻ em có quyền được bố mẹ đáp ứng mọi yêu cầu mà mình đưa ra.
  • C. Trẻ được quyền tìm hiểu thông tin, nên bố mẹ phải mua điện thoại mà trẻ thích.
  • D. Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu - nghèo.

Câu 24: Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm phòng vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền phát triển.
  • C. Nhóm quyền sống còn.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 25: T (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, T thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của T không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của T... Em có suy nghĩ gì về hành động của bố mẹ T trong tình huống này?

  • A. Bố mẹ chỉ muốn tốt cho con, vì vậy T nên nghe theo.
  • B. Bố mẹ T nói đúng, các hoạt động đó rất mất thời gian.
  • C. Hành động của bố mẹ T là sai vi phạm quyền trẻ em.
  • D. T nên nghe theo lời bố mẹ dành thời gian cho việc học.

Câu 26: Em H bị lây nhiễm HIV từ mẹ ngay lúc mới chào đời. Khi em lên 2 tuổi, gia đình đưa em đi học ở mẫu giáo. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo đã từ chối tiếp nhận em H vì lý do em có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác.... Hành động của, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo trong tình huống này là:

  • A. Đúng, vì bảo vệ các trẻ em khác.
  • B. Có thể thông cảm được.
  • C. Hoàn toàn đúng luật.
  • D. Sai, vi phạm quyền trẻ em.

Câu 27: Đánh số thứ tự những việc cần làm để thoát khỏi dòng chảy xa bờ:

(1) Bơi theo hướng song song với bờ.

(2) Giữ bình tĩnh.

(3) Nhận diện được tình huống nguy hiểm của bản thân.

(4) Nếu gặp dòng chảy xiết nên thư giãn, thử nổi trên mặt nước hoặc đứng nước để giữ sức.

(5) Khi dòng chảy ca bờ suy yếu, bắt đầu bơi chéo góc để thoát khỏi nó và vào bờ.

  • A. 5-3-2-1-4.
  • B. 4-3-2-1-5.
  • C. 3-2-1-4-5.
  • D. 2-3-5-4-1.

Câu 28: Hai câu danh ngôn dưới đây nhắc nhở chúng ta ứng phó với điều gì?

- “Thà mất một phút trong đời còn hơn mất một đời trong một phút”.

- “Khi trời đẹp, hãy chuẩn bị cho lúc thời tiết xấu”.

  • A. Tình huống nguy hiểm.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguy hiểm tự nhiên.
  • D. Nguy hiểm từ xã hội.

Câu 29: Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì?

  • A. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết.
  • B. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa.
  • C. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát.
  • D. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm.

Câu 30: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

  • A. Tích tiểu thành đại.
  • B. Học, học nữa, học mãi.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 31: Biểu tượng được thể hiện trên Quốc huy của Việt Nam là:

  • A. Bông sen.
  • B. Bông lúa.
  • C. Bông nhài.
  • D. Bông lan.

Câu 32: Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam ?

  • A. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch .
  • B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch .
  • C. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam .
  • D. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài .

Câu 33: Trung thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè. Thấy vậy anh hàng xóm góp ý “Các em nên đá bóng ở sân bóng, còn vỉa hè dành cho người đi bộ”. Trung và các bạn nhao nhao phản đối. Theo em, việc làm của Trung là đúng hay sai, vì sao?

  • A. Đúng, vì vỉa hè là nơi công cộng, Trung có quyền đá bóng ở đó.
  • B. Sai, vì thực hiện quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • C. Đúng, vì pháp luật đã quy định trẻ em có quyền vui chơi, giải trí.
  • D. Sai, vì vỉa hè phải nhường cho việc trông giữ xe máy, buôn bán hàng hóa.

Câu 34: Lisa có bố là người Việt Nam, mẹ là người Mỹ. Lisa mang quốc tịch Mỹ của mẹ. Sinh nhật 20 tuổi, Lisa cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Những ngày này, quê nội Lisa đang nhộn nhịp chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo em, Lisa có quyền tham gia bầu cử ở quê nội không? Vì sao?

  • A. Lisa có quyền tham gia bầu cử ở quê nội vì ở thời điểm hiện tại Lisa đang sống ở Việt Nam.
  • B. Lisa không có quyền tham gia bầu cử ở quê nội vì Lisa chưa đủ 25 tuổi.
  • C. Lisa có quyền tham gia bầu cử ở quê nội vì bố Lisa là người Việt Nam.
  • D. Lisa không có quyền tham gia bầu cử ở quê nội vì bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền công dân của Việt Nam, còn Lisa mang quốc tịch Mỹ.

Câu 35: Em A mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông bà B là chủ quán phở nhận nuôi. Hàng ngày em phải làm việc giúp bố mẹ nuôi từ sáng sớm đến tối mịt, trong khi làm không may bị rơi vở đồ thì sẽ bị đánh, hành hạ rất dã man. Vậy hành vi của ông bà B, đã vi phạm nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền phát triển.
  • C. Nhóm quyền sống còn.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 36: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền phát triển.
  • C. Nhóm quyền sống còn.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 37: Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào? 

  • A. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn.
  • B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.
  • C. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã.
  • D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh.

Câu 38: Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì?

  • A. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết. 
  •  B. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa.
  • C. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát.
  • D. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm.

Câu 39: Chị H lấy chồng là anh X có quốc tịch Canada. Vơ chồng chị H sinh sống ở Việt Nam và không có ý định cư trú tại Canada nên anh X muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy để được nhập quốc tịch Việt Nam thì anh X cần phải đảm bảo điều kiện gì?

  • A. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • B. Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. 
  • C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 40: Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở  Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.
  • B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.
  • C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.
  • D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ