Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

  • A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.
  • B. Việc coi trọng chế độ thi cử.
  • C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.
  • D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình.
  • B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình và dòng họ. 
  • C. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình. 
  • D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình. 

Câu 3: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến điều gì?

  • A. Tinh thần đoàn kết.
  • B. Lòng yêu thương con người.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 4: Câu tục ngữ: “Kính già, già để tuổi cho” nói đến điều gì?

  • A. Lòng yêu thương con người.
  • B. Tinh thần học hỏi.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Đức tính kiêm nhường.

Câu 5: Câu tục ngữ: "Có chí thì nên" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

  • A. Siêng năng, kiên trì.
  • B. Trung thực.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Kiêm tốn.

Câu 6: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Năng nhặt chặt bị. 
  • B. Máu chảy ruột mềm.
  • C. Hay làm đắp ấm vào thân.
  • D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.

Câu 7: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người

  • A. xa hoa, lãng phí.
  • B. cần cù, siêng năng.
  • C. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • D. tôn trọng sự thật.

Câu 8: Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

  • A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
  • B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.
  • C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao. 
  • D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
  • B. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.
  • C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, có những khó khăn, thử thách và vấp ngã.
  • D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa.

Câu 10: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

  • A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác. 
  • B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những trẻ em không còn cha mẹ.
  • C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập.
  • D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua gian khổ.

Câu 11: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải 

  • A. qua rèn luyện.
  • B. qua nhiều biến cố.
  • C. có sự lựa chọn đúng đắn.
  • D. có quyết định đúng đắn.

Câu 12: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

Câu 13: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý.
  • B. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.
  • C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
  • D. Con cái phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống gia đình.

Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
  • B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
  • C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 15: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

  • A. Đức tính chăm chỉ.
  • B. Lòng yêu thương con người.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Tinh thần đoàn kết.

Câu 16: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?

  • A. Yêu thương con người là truyền thống quý báu cần được giữ gìn và phát huy.
  • B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.
  • C. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.
  • D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Khi T giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách.
  • B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
  • C. Bố mẹ giao cho D tưới cây, nhưng D lười tưới làm cây khô héo.
  • D. M đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó.

Câu 18: Hành vi nào thể hiện tính người siêng năng, kiên trì?

  • A. X thường xuyên trốn học, chơi điện tử.
  • B. A dành ít nhất 30 phút để học tiếng Anh mỗi ngày.
  • C. H chỉ ham chơi mà không chịu giúp mẹ làm việc nhà.
  • D. Q lấy sách giải ra chép cho nhanh để đi chơi với bạn.

Câu 19: Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung sống

  • A. giản dị, chăm chỉ.
  • B. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. giả dối và thật thà.
  • D. khiêm tốn, siêng năng.

Câu 20: Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói về ý nghĩa của việc 

  • A. có sức khỏe phi thường.
  • B. tiết kiệm, dũng cảm.
  • C. tôn trọng sự thật.
  • D. sức khỏe là tất cả.

Câu 21: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?

  • A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • B. Muốn ăn phải lăn vào bếp.
  • C. Đầu người nào tóc người ấy.
  • D. Há miệng chờ sung.

Câu 22: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

  • A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
  • C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.
  • D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.

Câu 23: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

  • A. điều tất yếu của con người.
  • B. giá trị sống cơ bản.
  • C. kĩ năng sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân

Câu 24: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 
  • B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
  • C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
  • D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 25: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

  • A. Truyền thống yêu nước.                            
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.                
  • D. Truyền thống đoàn kết.

Câu 26: Biểu hiện của việc không giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ

  • A. A không chịu học hành, đua đòi nghiện hút, tham gia trộm cướp.
  • B. Q luôn giúp đỡ mọi người và cố gắng học tập tốt.
  • C. H cố gắng học để kế thừa nghề truyền thống của gia đình.
  • D. B luôn giúp đỡ ba mẹ trong tất cả mọi việc trong gia đình.

Câu 27: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

  • A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Tinh thần kỷ luật.
  • D. Lòng yêu thương con người.

Câu 28: Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì?

  • A. Thích thể hiện mình trước đông người.
  • B. Muốn được mọi người trên xe khen mình.
  • C. Tinh thần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.
  • D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.

Câu 29: H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?

  • A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
  • B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
  • C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
  • D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.

Câu 30: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người

  • A. Siêng năng, chăm chỉ.
  • B. Lười biếng.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Trung thực.

Câu 31: Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

  • A. Mật ngọt chết ruồi.
  • B. Ăn ngay nói thẳng.
  • C. Cây ngay không sợ chết đứng.
  • D. Thật thà ma vật không chết.

Câu 32: Câu tục ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” ý nói về một người

  • A. được người khác tin tưởng.
  • B. thờ ơ, hời hợt với người khác.
  • C. không được người khác tin nữa.
  • D. luôn được người khác tôn trọng.

Câu 33: Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?

  • A. Tự mình đi xe đạp đến trường.
  • B. Nghiêm túc làm bài kiểm tra.
  • C. Khi thi trao đổi đáp án với bạn.
  • D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.

Câu 34: Hành động nào dưới đây thể hiện có tính tự lập?

  • A. Bố mẹ nhắc nhở mới chịu học bài.
  • B. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra.
  • C. Khi mẹ giao mới làm việc nhà.
  • D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.

Câu 35: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về

  • A. bản chất riêng của mình.
  • B. tiềm năng riêng của mình.
  • C. mặt tốt của bản thân.
  • D. sở thích thói quen của bản thân.

Câu 36: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất 

  • A. cốt lõi của con người.
  • B. cơ bản của con người.
  • C. hàng đầu của con người.
  • D. quan trọng của con người.

Câu 37: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là

  • A. nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
  • B. nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
  • C. nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
  • D. tất cả ý trên đều đúng.

Câu 38: Việc làm nào dưới đây biểu hiện của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?

  • A. Ngoài việc học, bạn A luôn cố gắng học để phụ bố mẹ.
  • B. Bạn B học nghề làm mộc của bố để phát triển cao hơn.
  • C. Bạn C ham chơi bỏ bê việc học, không phụ giúp gia đình.
  • D. A, B đúng.

Câu 39: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
  • B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
  • C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
  • D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường.

Câu 40: Trên đường đi học về B thấy có một em bé đang khóc tìm mẹ. Thấy vậy, bạn B liền lại dỗ em không khóc nữa và hỏi nguyên nhân tại sao… Sau khi nghe em bé kể, thì B biết em bé bị lạc mất mẹ. Bạn B đã nhanh chóng dẫn em đến đồn công an gần nhất, để nhờ các chú công an tìm mẹ cho em bé. Hành vi của bạn B thể hiện điều gì?

  • A. Thích thể hiện mình trước đông người.
  • B. Muốn được các chú công an khen mình.
  • C. Làm vậy để bố mẹ em bé trả ơn cho mình.
  • D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ