Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một trong số các truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam là

  • A. mê tín dị đoan.
  • B. thờ cúng tổ tiên.
  • C. tảo hôn.
  • D. cướp vợ.

Câu 2: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ giúp chúng ta

  • A. có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
  • B. không phải lo về việc làm.
  • C. có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
  • D. có thêm tiền tiết kiệm.

Câu 3: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?

  • A. Yêu thương con người.
  • B. Giúp đỡ người khác.
  • C. Thương hại người khác.
  • D. Đồng cảm và thương hại.

Câu 4: Lòng yêu thương con người

  • A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
  • B. làm những điều có hại cho người khác.
  • C. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
  • D. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.

Câu 5: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?

  • A. Kiên trì.
  • B. Trung thực.
  • C. Siêng năng.
  • D. Tự giác.

Câu 6: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là

  • A. thường xuyên nghỉ học.
  • B. chỉ làm một số bài tập.
  • C. gặp bài khó hay nản lòng.
  • D. chăm chỉ học và làm bài.

Câu 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật?

  • A. Thấy An xem tài liệu trong giờ kiểm tra môn Văn, Lan giả vờ như không nhìn thấy.
  • B. Trung chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Tùng.
  • C. Minh đã sửa điểm trong bài kiểm tra Toán để không bị mẹ mắng.
  • D. Hằng rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao hơn.

Câu 8: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?

  • A. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra.
  • B. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.
  • C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.
  • D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.

Câu 9: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là gì?

  • A. Tự tin.
  • B. Tự kỉ.
  • C. Tự chủ.
  • D. Tự lập.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

  • A. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
  • B. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
  • C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
  • D. tự giải quyết vấn đề của mình, dám đương đầu với khó khăn.

Câu 11: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân được gọi là gì?

  • A. Tự trọng.
  • B. Tự nhận thức về bản thân.
  • C. Có kĩ năng sống.
  • D. Thông minh.

Câu 12: Một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân là

  • A. nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.
  • B. bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
  • C. quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
  • D. sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.

Câu 13: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng

  • A. niềm tin.
  • B. sở thích.
  • C. sự thật.
  • D. mệnh lệnh.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

  • A. Tôn trọng sự thật khiến cho các mối quan hệ xấu đi.
  • B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng hơn.
  • C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi.
  • D. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải.

Câu 15: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

  • A. Mọi người coi thường.
  • B. Mọi người xa lánh.
  • C. Người khác nể và yêu quý.
  • D. Mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 16: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm và không

  • A. để cao lợi ích bản thân mình.
  • B. phụ thuộc vào người khác.
  • C. tôn trọng lợi ích của tập thể.
  • D. lệ thuộc vào cái tôi cá nhân.

Câu 17: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?

  • A. Đồng cảm và thương hại.
  • B. Thương hại người khác.
  • C. Giúp đỡ người khác.
  • D. Yêu thương con người.

Câu 18: Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, luôn luôn bảo vệ

  • A. số đông.
  • B. số ít.
  • C. tự do.
  • D. sự thật.

Câu 19: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.
  • C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.
  • D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

Câu 20: Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì?

  • A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  • B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.
  • C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô.
  • D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ.

Câu 21:  Trên đường đi học về cùng bạn Linh trông thấy có một bà cụ đang loay hoay tìm cách sang đường. Nếu em là Linh, em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ bà, em cứ đi về cùng bạn
  • B. Chỉ trỏ, cười bà cụ vì không biết sang đường
  • C. Kêu ai đó giúp đỡ bà cụ qua đường, mình còn nhỏ nên mình không làm.
  • D. Cùng các bạn giúp đỡ bà cụ sang đường, trò chuyện và hỏi thăm bà

Câu 22: Nhà trường phát động ủng hộ đồng bào bão lụt, em biết bạn Khôi rủ em gom lại sách cũ và bán lấy tiền chơi game và chỉ cần nói với cô rằng sách cũ đã cho các em hàng xóm từ năm ngoái nên không có gì ủng hộ cả. Em sẽ làm gì khi đó?

  • A. Nghe theo Khôi, bán sách lấy tiền chơi game và nói dối cô giáo
  • B. Mách với cô giáo việc bạn Khôi rủ rê em.
  • C. Việc mình ủng hộ thì cứ làm, còn Khôi làm gì không quan tâm.
  • D. Phản đối ý kiến của Khôi, giải thích cho bạn hiểu ý nghĩa của việc ủng hộ đồng bào lũ lụt, thuyết phục bạn hãy làm công việc ý nghĩa này cùng mình. Nếu Khôi không đồng ý, hãy trực tiếp trình bày với cô giáo một cách riêng tư để cô đưa ra biện pháp với Khôi.

Câu 23: V có cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, V dạy sớm tập thể dục. Có những hôm trời mùa đông giá lạnh, V vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, V thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… Nhờ vậy, V đã giảm cân và có ngoại hình cân đối. Việc làm của V thể hiên đức tính nào dưới đây?

  • A. Siêng năng, kiên trì.
  • B. Thích thể hiện bản thân.
  • C. Tiết kiệm, khiêm tốn.
  • D. Dũng cảm, trung thực.

Câu 24: Bạn Nguyên ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của Nguyên em sẽ làm gì?

  • A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới.
  • B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập.
  • C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn.
  • D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

Câu 25: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích.
  • B. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình.
  • C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
  • D. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Câu 26: Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn A đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Coi như không biết, không phải việc của mình.
  • B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
  • C. Nói với bạn cho mình xem cùng.
  • D. Khuyên bạn không được làm như vậy.

Câu 27: Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng S không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn. Nếu em là bạn của S, em sẽ làm gì?

  • A. Thẳng thắn góp ý với S, sau đó khuyên S nên tự làm việc của mình, nếu găp vấn đề khó khăn thì mới nhờ các bạn khác giúp đỡ.
  • B. Chê trách bạn trước nhóm và nói rằng nếu S không làm việc, sẽ nói với cô giáo.
  • C. Làm giúp bạn luôn, dù sao cũng là bạn bè.
  • D. Giữ im lặng và làm việc của mình

Câu 28: K luôn nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và chơi”. Nếu em là bạn của K, em sẽ nói gì?

  • A. Khen bạn K và ước gì nhà mình cũng giàu như nhà bạn.
  • B. Im lặng và không quan tâm lời của bạn nói
  • C. Giải thích cho K hiểu thế nào là tự lập, lợi ích của việc tự lập sẽ giúp K có được những gì. Ngoài ra, sẽ cùng K giải quyết những bài khó trên lớp để giúp K tiến bộ trong học tập.
  • D. Ghen tị và đi nói xấu bạn K với những người khác.

Câu 29: N luôn muốn mình học giỏi như bạn A,  nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn

  • A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
  • B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.
  • C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.
  • D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

Câu 30: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì hay mắc nhiều lỗi nên L bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Và bị các bạn trong lớp nhận xét và đưa ra những điều cần phải cố gắng. Nếu là L, em sẽ làm gì?

  • A. tỏ ra khó chịu với những lời các bạn góp ý
  • B. tiếp thu chân thành và thay đổi bản thân trở nên tốt hơn
  • C. cãi lại các bạn và ngày càng mắc nhiều lỗi để chứng tỏ bản thân khác biệt
  • D. im lặng và không quan tâm.

Câu 31: Gia đình Hà có truyền thống làm chong chóng tre. Bà của Hà được biết đến là người có nhiều kinh nghiệm làm chong chóng tre. Bố mẹ Hà vẫn ngày đêm làm ra những chiếc chong chóng tre và mong muốn bạn tiếp nối truyền thống đó. Có nhiều người khuyên Hà k nên theo nghề truyền thống của gia đình vì đồ chơi này giờ không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa. Theo em, Hà nên làm gì?

  • A. Cân nhắc đến lời khuyên của mọi người và không theo nghề
  • B. Nói với gia đình rằng nghề này đã lạc hậu và muốn gia đình tìm nghề khác để làm.
  • C. Mặc kệ, không quan tâm
  • D. Tự hào về truyền thống làm nghề của gia đình, cố gắng học tập thật tốt, tiếp thu, tìm hiểu những kiến thức để vừa có thể giữ được những nét truyền thống trong sản phẩm và vừa có thể cải tiến để sản phẩm truyền thống của gia đình phù hợp hơn với xu thế hiện đại.

Câu 32: Gia đình Trang có truyền thống làm bác sĩ. Ông của Trang đã về hưu và bố của Trang đang làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn. Trang rất tự hào về truyền thống gia đình nhưng lại thực sự muốn trở thành nhà báo. Nhiều người trong họ hàng cho rằng, nếu Trang không trở thành bác sĩ thì chính là không biết trân trọng và tiếp nối truyền thống gia đình? Nếu là Trang, em sẽ nói gì với họ hàng của mình?

  • A. Không nói gì cả, họ hàng thích nghĩ sao thì nghĩ, việc của mình thì mình cứ làm.
  • B. Cãi nhau với họ hàng và nói với họ rằng họ cần tôn trọng sở thích, ước mơ công việc của cá nhân mỗi người.
  • C. Vâng lời họ hàng, từ bỏ ước mơ trở thành nhà báo mà sẽ cố gắng học để trở thành bác sĩ.
  • D. Chân thành nêu lên quan điểm của bản thân rằng làm công việc có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Đó là truyền thống yêu nước, cần cù lao động. Bản thân lúc nào cũng tự hào vì gia đình có nhiều người làm bác sĩ, tuy nhiên Trang cũng sẽ nói lên sở thích của mình là trở thành nhà báo, mong mọi người hiểu và tôn trọng ước mơ của mình. Ngoài ra, sẽ cố gắng học thật tốt để biến ước mơ trở thành sự thật.

Câu 33: Em nhìn thấy một bạn cùng lớp học về bị các anh chị lớn bắt nạt. Các anh chị lớn thấy em chứng kiến thì cảnh cáo em rằng nếu em mách chuyện này với thầy cô giáo, em sẽ là người tiếp theo bị đánh. Em sẽ làm gì?

  • A.Giữ im lặng chuyện bạn bị bắt nạt, xem như không biết gì.
  • B.Cãi nhau và đánh nhau với các anh chị ngay lúc đó để bảo vệ bạn.
  • C. Giả vờ thỏa hiệp đồng ý. Chờ cho anh chị đi hết, lại hỏi thăm bạn. Ngày hôm sau thưa chuyện này với thầy cô giáo.
  • D.Về phe anh chị để bắt nạt bạn.

Câu 34: Bạn Huy bị khuyết mất một mắt vừa được chuyển vào lớp của em. Có một số bạn nam không chơi với bạn Huy, ngược lại còn trêu khuyết điểm của bạn. Em sẽ làm gì lúc đó?

  • A.Gia nhập cùng các bạn để trêu Huy
  • B. Giữ im lặng, vì em sợ lên tiếng thì các bạn sẽ hiềm khích em
  • C. Bảo vệ Huy trước những lời lẽ không hay, chơi với Huy và góp ý các bạn nam không nên làm thế.
  • D. Không nói không rằng, đi mách cô chỉ để được cô khen, còn Huy ra sao thì kệ.

Câu 35: Bạn Thảo dạy em trai môn Toán. Tuy nhiên em trai của Thảo suốt ngày học cho có chuyện, còn lại không làm bài tập hoặc chép giải mỗi khi có bài tập về nhà. Nếu là Thảo, em sẽ làm gì?

  • A. Mách với bố mẹ để bố mẹ đánh đòn em trai.
  • B. Khuyên bảo em trai nên chăm chỉ, cùng lúc đó giúp em giải những bài Toán đơn giản và khó dần, để tạo cho em sự hứng thú học tập.
  • C. Mặc kệ em, việc mình thì mình cứ dạy.
  • D. Mỗi lần thấy em chép giải là đánh em ngay lập tức.

Câu 36: Em đã tham gia cuộc thi nhảy cao rất nhiều lần ở những hội thi năm trước nhưng không có giải. Năm nay, thầy cô vẫn cho em vào đội tuyển đi thi. Nhiều bạn nói rằng em có cố mãi cũng không có giải đâu. Em sẽ làm gì?

  • A. Bực tức và cãi nhau với các bạn một trận, vẫn tham gia đội tuyển nhưng lại luyện tập một cách thờ ơ.
  • B. Nghe theo các bạn, không tham gia thi nhảy cao nữa.
  • C. Bỏ qua những lời chê bai, cố gắng hết sức tập luyện chăm chỉ hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất.
  • D. Đi mách với thầy cô việc các bạn nói xấu mình.

Câu 37: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?

  • A. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy. 
  • B. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.
  • C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
  • D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa.

Câu 38: Huệ thấy thầy giáo vừa chuyển về khi dạy học có hành vi thân thiết quá mức với một số bạn nữ trong lớp. Nếu là Huệ, em sẽ làm gì

  • A. Báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm biết sự việc để giáo viên xử lý.
  • B. Giữ im lặng, khi nào thấy thầy giáo có hành vi thân thiết quá mức với mình thì mình mới báo.
  • C. Tố cáo thầy ngay trước lớp khi thấy hành động đó xảy ra.
  • D. Cùng một số bạn để ý lại các hành động của thầy, sau đó khi chắc chắn đó là hành động không đúng thì mới cùng bạn báo cáo với cô giáo chủ nhiệm.

Câu 39: Linh rủ các bạn về nhà ăn uống vì bố mẹ đi vắng, nhà Linh có bác giúp việc. Khi về nhà thì bác giúp việc đang lau nhà, chưa kịp nấu đồ ăn. Nếu là Linh, em sẽ làm gì?

  • A.Yêu cầu bác giúp việc dừng ngay việc lau nhà rồi nấu cơm cho mình và các bạn ăn. Còn mình và các bạn lên phòng chơi
  • B. Nhờ bác giúp việc nấu cơm, còn việc lau nhà sẽ để mình và các bạn giúp đỡ. Ngoài ra, chủ động giúp bác nhặt và rửa rau, chuẩn bị bữa cơm.
  • C. Gọi ngay cho bố mẹ, mách rằng bác giúp việc không nấu cơm cho mình và các bạn.
  • D. Cáu gắt với bác giúp việc và tự đặt đồ về ăn.

Câu 40: Nhà Thu bán hàng nên lúc nào bố mẹ cũng rất bận. Em gái Thu lúc nào cũng ỷ lại, luôn muốn mẹ chuẩn bị đồ trước khi đi học cho mình và không bao giờ tự đi bộ đến trường cùng các bạn mà muốn bố mẹ đèo, mặc dù trường cách nhà chưa đến 1km. Nếu em là Thu, em sẽ làm gì?

  • A. Mỗi lần thấy em gái có tính ỷ lại là sẽ quát và đánh em.
  • B. Ghen tị với em và cũng muốn được như thế
  • C. Chiều em gái vì em mới học lớp 4
  • D. Giải thích cho em hiểu về chuyện tự lập. Cùng em làm những hành động tự lập vừa với lứa tuổi của em. Làm gương để em noi theo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ