Cách giải bài toán dạng: Nhân, chia số hữu tỉ Toán lớp 7

ConKec xin gửi tới các bạn bài học Cách giải bài toán dạng: Nhân, chia số hữu tỉ Toán lớp 7. Bài học cung cấp cho các bạn phương pháp giải toán và các bài tập vận dụng. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Thực hiện phép tính

Để thực hiện phép tính nhân, chia số hữu tỉ ta viết các số dưới dạng phân số rồi áp dụng các quy tắc của phép tính về phân số. Đối với một tích có nhiều thừa số ta có thể áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp để thực hiện tính hợp lí nhất.

Trong dãy tính có cả các phép tính cộng, trừ, nhân , chia ta thực hiện theo thứ tự: nhân, chia trước ; cộng, trừ sau.

Ví dụ 1: Hãy tính:

a) $\frac{-3}{7}.\frac{12}{-13}.\frac{-14}{15}$

b) $(-3).\frac{-28}{25}.\frac{15}{-14}.\frac{-5}{12}$

c) $\frac{15}{35}:\frac{45}{36}.\frac{-3}{5}$

d) $\left (1\frac{1}{2}  \right ):\frac{3}{-4}.\left ( -4\frac{1}{2} \right )$

Hướng dẫn:

a) $\frac{-3}{7}.\frac{12}{-13}.\frac{-14}{15}$

   = $\left ( \frac{-3}{7}.\frac{-14}{15} \right ).\frac{12}{-13}$

   = $\frac{2}{5}.\frac{12}{-13}$

   = $\frac{-24}{65}$

b) $(-3).\frac{-28}{25}.\frac{15}{-14}.\frac{-5}{12}$

   = $\frac{(-3).(-28).15.(-5)}{25.(-14).12}$

   = $\frac{3}{2}$

c) $\frac{15}{35}:\frac{45}{36}.\frac{-3}{5}$

   = $\frac{15}{35}.\frac{36}{45}.\frac{-3}{5}$

   = $\frac{3}{7}.\frac{4}{5}.\frac{-3}{5}$

   = $\frac{3.4.(-3)}{7.5.5}$

   = $\frac{-36}{175}$

d) $\left (1\frac{1}{2}  \right ):\frac{3}{-4}.\left ( -4\frac{1}{2} \right )$

   = $\frac{-3}{2}.\frac{-4}{3}.\frac{-9}{2}$

   = $\frac{(-3).(-4).(-9)}{2.3.2}$

   = -9

Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức sau theo cách hợp lí nhất.

a) A = $\frac{3}{5}.\frac{6}{7}+\frac{3}{7}:\frac{5}{3}-\frac{2}{7}:1\frac{2}{3}$

b) B = $\frac{4}{9}:\left ( \frac{1}{15}-\frac{2}{3} \right )+\frac{4}{9}:\left ( \frac{1}{11}-\frac{5}{22} \right )$

Hướng dẫn:

a) A = $\frac{3}{5}.\frac{6}{7}+\frac{3}{7}:\frac{5}{3}-\frac{2}{7}:1\frac{2}{3}$

     = $\frac{3}{5}.\left ( \frac{6}{7}+\frac{3}{7}-\frac{2}{7} \right )$

     = $\frac{3}{5}.1$

     = $\frac{3}{5}$

b) B = $\frac{4}{9}:\left ( \frac{1}{15}-\frac{2}{3} \right )+\frac{4}{9}:\left ( \frac{1}{11}-\frac{5}{22} \right )$

     = $\frac{4}{9}:\frac{-3}{5}+\frac{4}{9}:\frac{-3}{22}$

     = $\frac{4}{9}.\frac{-5}{3}+\frac{4}{9}.\frac{-22}{3}$

     = $\frac{4}{9}.\left ( \frac{-5}{3}+\frac{-22}{3} \right )$

     = $\frac{4}{9}.(-9)$

     = -4

2. Dạng toán tìm x

Để tìm x trong một đẳng thức, ta thực hiện quy tắc của phép tính (+, -, x, :)

Để tìm x thuộc Z thỏa mãn điều kiện A < x < B với A B là các biểu thức ta cần tính A, B rồi từ đó suy ra x.

Ví dụ 3: Tìm x, biết:

a) $\left ( \frac{1}{2}+1,5 \right ).x=\frac{1}{5}$

b) $\left ( -1\frac{3}{5}+x \right ):\frac{12}{13}=2\frac{1}{6}$

c) $\left ( x:2\frac{1}{3} \right ).\frac{1}{7}=\frac{-3}{8}$

Hướng dẫn:

a) $\left ( \frac{1}{2}+1,5 \right ).x=\frac{1}{5}$

  $\Leftrightarrow 2.x=\frac{1}{5}$

  $\Leftrightarrow x=\frac{1}{5}:2$

  $\Leftrightarrow x=\frac{1}{10}$

b) $\left ( -1\frac{3}{5}+x \right ):\frac{12}{13}=2\frac{1}{6}$

  $\Leftrightarrow -1\frac{3}{5}+x = \frac{13}{6}.\frac{12}{13}$

  $\Leftrightarrow \frac{-8}{5}+x=2$

  $\Leftrightarrow x=2+\frac{8}{5}$

  $\Leftrightarrow x=3\frac{3}{5}$

c) $\left ( x:2\frac{1}{3} \right ).\frac{1}{7}=\frac{-3}{8}$

  $\Leftrightarrow x.\frac{3}{7}.\frac{1}{7}=\frac{-3}{8}$  

  $\Leftrightarrow x=\frac{-3}{8}:\frac{3}{49}$

  $\Leftrightarrow x=\frac{-49}{8}$

Ví dụ 4: Tìm hai số hữu tỉ x, y sao cho: x + y = x.y = x : y

Hướng dẫn:

Từ điều kiện suy ra y $\neq $ 0

Do xy = x:y suy ra x$y^{2}$ = x $\Leftrightarrow $ x($y^{2}$-1) = 0 $\Leftrightarrow $ x = 0 hoặc $y^{2}$ - 1 = 0

Với x = 0 thì suy ra 0 + y = 0.y suy ra y = 0 (không thỏa mãn y $\neq $ 0)

Với $y^{2}$ - 1 = 0 $\Leftrightarrow$ y= $\pm $1

+) y = 1 thì ta có x + 1 = x.1 = x (vô lí)

+) y = -1 thì ta có x - 1 = -x $\Leftrightarrow $ x = $\frac{1}{2}$

Thử lại: $\frac{1}{2}$ + (-1) = $\frac{1}{2}$.(-1)=$\frac{1}{2}$:(-1)

B. Bài tập & Lời giải

1. Tính các giá trị của các biểu thức M, N, P rồi sắp xếp các kết quả tìm được theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

M = $\frac{-3}{8}.1\frac{3}{5}+\frac{1}{7}\left ( -1\frac{1}{6} \right )$

N = $2\frac{1}{3}.\left ( -3\frac{1}{4} \right ).(-2,5)$

P = $\left ( \frac{3}{5}-0,2 \right ).\left ( 0,5-\frac{4}{5} \right )$

2. Tính giá trị các biểu thức sau một cách hợp lí nhất:

a) A = $\left ( \frac{2}{7}.\frac{1}{4}-\frac{1}{3}.\frac{2}{7} \right ):\left ( \frac{2}{7}.\frac{3}{9}-\frac{2}{7}.\frac{2}{5} \right )$

b) B = $\frac{\left ( \frac{1}{5}-\frac{2}{7} \right ).\frac{3}{4}-\frac{3}{4}.\left ( \frac{1}{3}-\frac{2}{7} \right )}{\frac{1}{5}.\frac{2}{7}-\frac{1}{3}.\left ( \frac{2}{7}+\frac{3}{9}+\frac{3}{9}.\frac{1}{5} \right )}$

3. Tính nhanh:

M = $\frac{1}{2}.\frac{1}{-3}+\frac{1}{-3}.\frac{1}{4}+\frac{1}{4}.\frac{1}{-5}+\frac{1}{-5}.\frac{1}{6}$

Xem lời giải

4. Tìm số hữu tỉ x, biết rằng:

a) $\left ( x-\frac{5}{3} \right ):-1\frac{3}{4}=0$

b) $\left ( x-\frac{1}{5} \right ).\left ( 1\frac{3}{5}+2x \right ) = 0$

c) $\left ( x-\frac{4}{7} \right ):\left ( x+\frac{1}{2} \right ) > 0$

d) $(2x-3):\left ( x+1\frac{3}{4} \right )<0$

5. Tìm số nguyên x, biết rằng:

$\left ( -1\frac{1}{2}:\frac{3}{-4} \right ).\left ( -4\frac{1}{2} \right )-\frac{1}{4} < \frac{x}{8} < \frac{-1}{2}.\frac{3}{4}:\frac{1}{8}+1$

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 7, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 7, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.