Loài ngựa và những điều cần biết

Khi nhắc đến ngựa, nhiều người nghĩ ngay đến những con vật nhanh nhẹn đồng hành cùng các kỵ sĩ trong các bộ phim chiến tranh thời xưa. Hoặc là những chú ngựa nhanh nhất, được tuyển chọn kỹ càng nhất trong các trường đua ngựa. Không chỉ có vậy, ngựa còn ẩn chứa nhiều điều thú vị khác mà hôm nay Teach12h sẽ chia sẻ cùng các bạn.

1. Nguồn gốc loài ngựa

Năm 1867, các nhà khoa học phát hiện ở Nam Mỹ một hóa thạch rất quan trọng, được cho là bộ xương của con ngựa đầu tiên trên Trái đất. Người ta đặt tên cho nó theo tiếng Latin là Eohippus, nghĩa là “ngựa sơ khai”.

Eohippus hiện diện trên Trái đất cách đây khoảng 60 triệu năm. Nhưng dĩ nhiên, đấy chưa phải là con ngựa, giống như vượn người thì chưa phải là người vậy. Trải qua hàng chục triệu năm tiến hóa thì Eohippus mới tiến hóa thành con Pliohippus, với duy nhất 1 ngón chân (và cái ngón ấy biến đổi thành guốc). Thế rồi, lại phải tiến hóa nữa thì loài ngựa (như bây giờ) mới nảy nòi ra từ tiền thân Pliohippus của nó.

Ngựa có tên khoa học là Equus Caballus, xuất hiện trên Trái đất cách đây khoảng 1 triệu năm, nghĩa là nó có mặt trước loài người khoảng 500.000 năm. Từ vùng đất mà bây giờ là châu Mỹ, loài này sinh sôi nảy nở rồi lan dần sang châu Âu và châu Á. Điều thú vị là: loài ngựa sinh ra ở châu Mỹ, nhưng cũng tuyệt chủng ở châu Mỹ sau thời kỳ băng hà cuối cùng (cách đây khoảng 10.000 năm). Sau khi băng tan và các lục địa bị chia cắt, thì nơi nào trên Trái Đất cũng có ngựa - trừ châu Mỹ!

Chỉ đến cách đây vài trăm năm, loài ngựa mới theo chân người Tây Ban Nha, trở lại ở cái nơi mà nó xuất hiện lần đầu tiên. Khi ấy, con người đã thuần hóa ngựa được khoảng 3.000-4.000 năm.

Loài ngựa và những điều cần biết

2. Khái niệm về loài ngựa

Ngựa là một loài động vật có vú trong họ Equidae, bộ Perissodactyla (bộ móng guốc). Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758., và là một trong số 8 phân loài còn sinh tồn cho tới ngày nay của họ Equidae. Ngựa đã trải qua quá trình tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm để từ một dạng sinh vật nhỏ với chân nhiều ngón trở thành dạng động vật lớn với chân một ngón như ngày nay.

3. Đặc điểm chung của loài ngựa

Động vật họ Ngựa là các loài thú kích thước từ trung bình tới lớn, với đầu dài và cổ có bờm. Các chân mảnh dẻ, chỉ có một móng guốc, được bảo vệ bởi một guốc bằng chất sừng. Chúng có đuôi dài và mảnh dẻ, hoặc là kết thúc bằng một chùm lông hoặc là hoàn toàn được che phủ trong chùm lông rủ xuống. Chúng nói chung đã thích nghi với địa hình thoáng đãng, từ các bình nguyên tới các xavan hay các sa mạc hoặc vùng núi.

Loa tai ("tai") của động vật họ Ngựa rất linh động, cho phép chúng dễ dàng định vị nguồn phát ra âm thanh. Chúng có thị giác hai màu. Các mắt của chúng nằm xa về phía sau của đầu, cho phép chúng có góc nhìn lớn, mà không đánh mất hoàn toàn tầm nhìn hai mắt. Động vật họ Ngựa cũng có cơ quan Jacobson, cho phép các con đực có thể sử dụng phản ứng "uốn môi trên" để đánh giá tình trạng kích dục của các bạn tình tiềm năng.

Động vật họ Ngựa là động vật ăn cỏ, chủ yếu ăn các loại thức ăn thô dạng sợi như cỏ. Khi cần thiết chúng cũng ăn cả các loại thức ăn nguồn gốc thực vật khác, như lá, quả, vỏ cây, nhưng thông thường là động vật gặm cỏ chứ không phải là động vật bứt cành hay lá. Không giống như động vật nhai lại, với hệ thống các dạ dày phức tạp của chúng, động vật họ Ngựa phân rã xenluloza trong "ruột tịt" (cecum), một phần của ruột kết. Công thức bộ răng của chúng gần như hoàn hảo, với các răng cửa có tính năng cắt để gặm thức ăn, và các răng hàm để nghiền thức ăn mọc ở phía sau các khe răng.

Động vật họ Ngựa là các động vật sống thành bầy. Ngựa cùng với ngựa vằn đồng bằng và ngựa vằn núi nói chung có bầy mang tính chất lâu bền gồm một con đực và một đàn cái, với các con đực còn lại tạo thành các bầy "độc thân" nhỏ. Các loài khác tạo thành bầy có tính chất tạm bợ, kéo dài chỉ vài tháng, trong đó hoặc là hỗn tạp hoặc là một giới. Trong cả hai trường hợp, tôn ti trật tự rõ ràng được thiết lập giữa các cá thể, thường là con cái thống lĩnh sẽ kiểm soát sự tiếp cận các nguồn thức ăn và nước uống còn con đực đầu đàn sẽ kiểm soát các cơ hội giao phối.

Sự rụng trứng ở các con cái nói chung là một trứng, tuy rằng khoảng 24-26% là nhiều trứng (trong đó 99% là hai trứng). Nói chung, khoảng thời gian giữa các lần rụng trứng là 1 ngày. Nồng độ của progesteron (hoóc môn giới tính duy trì thai) sẽ tăng lên sau lần rụng trứng thứ hai. Sau khi giao phối và mang thai trong khoảng 11 tháng thì các con cái sẽ đẻ, thường là chỉ một con non. Các con non có khả năng đi lại chỉ khoảng 1 giờ sau khi sinh ra và chúng được mẹ cho bú trong khoảng 4 tới 13 tháng (động vật họ Ngựa được thuần hóa nói chung cho con bú ít hơn về mặt thời gian). Phụ thuộc vào loài, điều kiện sống và các yếu tố khác, con cái trong hoang dã sẽ sinh đẻ sau mỗi 1 hay 2 năm.

Tại vùng ôn đới, các con cái của động vật họ Ngựa khi không mang thai nói chung có chu kỳ động dục theo mùa, từ đầu mùa xuân tới mùa thu. Phần lớn các con cái sẽ tiến tới trạng thái ngừng động dục trong mùa đông và vì thế không có khả năng thụ thai/đẻ trong thời kỳ này. Chu kỳ sinh sản được kiểm soát bằng chu kỳ chiếu sáng (độ dài thời gian ban ngày), với sự động dục được kích thích khi độ dài thời gian ban ngày dài ra. Ngừng động dục ngăn cản con cái thụ thai trong các tháng mùa đông, do điều đó làm cho khả năng sống sót của con non là rất thấp trong thời gian khắc nghiệt nhất của năm. Tuy nhiên, khi chúng sống gần xích đạo, sự thay đổi về độ dài thời gian ban ngày là không đáng kể thì các con cái không có khoảng thời gian ngừng động dục, ít nhất là về mặt lý thuyết. Ngoài ra, vì các lý do chưa rõ, khoảng 20% ngựa cái đã thuần hóa tại Bắc bán cầu cũng động dục quanh năm, có lẽ là do mất cảm giác đối với melatonin.

Loài ngựa và những điều cần biết

4. Tuổi đời và khả năng sinh sản của ngựa

Tùy thuộc vào từng giống ngựa, cũng như môi trường sinh sống, thức ăn…. Mà tuổi thọ ngựa khác nhau. Nhưng trung bình ngựa có khoảng 20 đến 30 năm tuổi thọ.

Thì ngựa đực phát dục khi đặt 36 đến 40 tháng tuổi. Và sau 48 tháng tuổi ngựa đực mới được đưa vào phối giống.

Ngựa cái động dục lần đầu tiền từ 20 đến 22 tháng tuổi, cho đến 36 tháng tuổi mới cho ngựa cái phối giống. Ngựa cái tập trung động dục vào tháng 2 đến tháng 6 hàng năm và chu kì động dục của ngựa là từ 22 đến 24 ngày.

Ngựa cái mang thai kéo dài khoảng 300 đến 340 ngày. Ngựa cái thường sinh một con, ngựa con có khả năng đứng và chạy sau một thời gian ngắn khi sinh. Ngựa bước vào tuổi thứ 4 được coi là một con ngựa trưởng thành.

 

Bài tập & Lời giải

Quá trình phát triển và trưởng thành của ngựa

Xem lời giải

Những giống ngựa tuyệt đẹp trên thế giới khiến ai cũng trầm trồ

Xem lời giải

Theo dòng lịch sử của loài ngựa trong chiến tranh

Xem lời giải

Ngựa vằn và 25 điều thú vị có thể bạn chưa biết

Xem lời giải

Bạn đã biết những sự thật thú vị và bất ngờ này về ngựa hay chưa?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Khám phá động vật, hay khác: