Vì sao vịt không sợ nước vào mùa đông?
Quanh năm, quá nửa thời gian là vịt sống ở dưới nước. Vì lâu ngày tồn tại trong mồi tường này nên cơ thể vịt đã tiến hóa nhiều điểm để thích nghi, như có nhiều mỡ trong cơ thể xung quanh các nội tạng, phao câu một đôi tuyến mỡ rất phát triển, bên ngoài cơ thể phủ một lớp lông vũ dày, khó thấm nước.
Khi từ nước đi lên bờ, vịt quay đầu về phía đuôi rỉa lên tuyến mỡ ở giữa phao câu, rồi rỉa lên lông, rỉa khắp cơ thể, chải sửa các lông tơ bị ướt, rũ hết nước trên lông, rồi bôi lên đó một lớp mỡ, làm cho lông không bị thấm nước.
Về mùa đông, nhiệt độ không khí ngoài phòng nhì chung thấp hơn nhiệt độ nước hồ một chút, hơn nữa vịt hoạt động bơi lội liên tục, nhờ vậy thân nhiệt tăng lên, cũng có tác dụng chống rét. Đồng thời, năng lượng mà cơ thể vịt tỏa ra, được lớp lông khá dày bao bọc, có khả năng chống mất nhiệt. Vì vậy vịt không sợ rét.
Vì sao vịt đi lạch bạch?
Con vịt chủ yếu sống ở dưới nước, giữa 3 ngón chân trước của bàn chân vịt có một màng da nối liền, cái ngực nó rất to rộng và cân đối. Để có thể bơi được nhanh, ngoài việc bàn chân to tiếp xúc với mặt nước rộng để tăng thêm sức đẩy lên phía trước ra, vị trí của chân cũng hơi đẩy về phái sau. Như vậy sau khi con vịt lên bờ, hai chân nó không phải ở giữa thân mà là hơi dựa vào phía sau, lúc đó nếu thân con vịt thăng bằng thì có khả năng con vịt sẽ ngã về phía trước, cho nên con vịt phải ngửa người về phía sau, khiến cho trọng lượng cơ thể đè nặng xuống hai chân con vịt. Để duy trì sự thăng bằng của cơ thể và cũng vì chân con vịt hơi ngắn nên con vịt đi cứ lề mề lạch bạch.
Sự thật thú vị về loài vịt
- Chân vịt không có các dây thần kinh và các mạch máu, cho nên những con vịtkhông hề cảm nhận được cái lạnh.
- Một con vịt cát ngực đỏ (một loài chim trong họ Vịt) đã từng được ghi nhận bay với vận tốc trên 100 dặm/ giờ
- Vịt thường di chuyển trong khoảng 200 đến 4.000 feet ở trong không khí, nhưng chúng có khả năng đạt đến độ cao lớn hơn nhiều.
- Vịt cũng được phát hiện có khả năng kháng bệnh cao hơn gà và đẻ trứng lớn hơn gà
- Khi ngủ với một bên mắt, chỉ một bán cầu não vịt là nghỉ ngơi, nửa kia vẫn thức. Chúng có khả năng điều khiển bán cầu não.
- Vịt nhìn tốt hơn con người gấp 2 đến 3 lần. Mặc dù chúng chưa nhìn tốt vào ban đêm , mắt vịt chứa những tế bào hình nón mà con người không có, và giúp vịt nhìn thấy tia UV.
- Các giống vịt khác nhau có tuổi thọ khác nhau, dao động trong khoảng từ 2 đến 12 năm.
- Lông vịt hoàn toàn không thấm nước nhờ cấu trúc lông phức tạp và lớp sáp trên lông.