Tìm hiểu về lươn
- Lươn là một loại cá thuộc họ lươn.
- Lươn có chiều dài thân trung bình khoảng 25 – 40cm, mặc dù có cá thể dài tới 1m. Thân hình trụ, da trần không vảy, thiếu vây chẵn, vây lưng nối liền với vây đuôi, vây hậu môn. Các vây không có gai, mang thoái hóa thành một lỗ phía dưới đầu. Đuôi vót nhọn. Lưng màu nâu, bụng màu trắng hay nâu nhạt. Miệng lớn, có thể kéo dài ra được, cả hai hàm đều có các răng nhỏ để ăn cá, giun, giáp xác cùng các động vật thủy sinh nhỏ khác vào ban đêm. Hai mắt rất nhỏ.
- Giống như các loài khác trong bộ Lươn, chúng hô hấp nhờ các màng của khoang bụng và ruột, không có bong bóng.
Vì sao mình con lươn lại rất trơn?
Đó là do chất nhớt tự nhiên của loài này gây ra. Đại đa số cá trên người đều có vảy cứng, nhưng cũng có một số ít như lươn, cá nheo, cá chạch thì toàn thân lại có chất nhầy nhớt dính. Chất nhớt này là kết quả của vảy trên người nó đã thoái hóa, trực tiếp lộ ra bên ngoài da không có ít tuyến nhớt đặc thù, có thể tiết ra một lượng lớn dịch nhớt, hình thành tầng dịch nhớt.
Chúng ta biết rằng, vảy cá có tác dụng bảo vệ cá, dịch nhớt cũng có chức năng tương tự. Nó tuy không thể ngăn vật cứng đâm vào, nhưng có thể ngăn được sự xâm nhập của nấm độc, ngăn vật chất có hại trong nước xuyên vào cơ thể qua da.
Khi bạn dùng tay bắt lươn, tuy cảm thấy đã nắm rất chắc, nhưng con lươn vẫn trườn ra khỏi kẽ tay của bạn, đó cũng là công dụng của dịch nhớt trên người nó. Có thể nói, dịch nhớt trơn tuồn tuột cũng là một trong cách quý báu để một số loài cá chạy trốn.
Do dịch nhớt rất trơn, không chỉ có thể làm người ta khó bắt, mà còn có thể giảm lực ma sát giữa lươn và nước, giúp lươn bơi nhanh hơn và tiết kiệm sức hơn. Do đó, có thể thấy, dịch nhớt so với vảy, có thể đem lại nhiều điểm có lợi cho sự sinh tổn của lươn.