Con tằm là gì?
Tằm là ấu trùng của loài bướm tằm đã được thuần hóa có tên khoa học là Bombyx mori. Nó là loài côn trùng sinh tơ có giá trị kinh tế quan trọng. Tằm ăn lá dâu tằm trắng, nhưng nó cũng có thể ăn lá của bất kỳ cây nào thuộc chi dâu tằm cũng như Osage Orange.
Vì sao tằm chỉ thích ăn lá dâu?
Chúng ta đều biết rằng, lá dâu là món ăn tốt nhất của con tằm.
Qua nghiên cứu, con người phát hiện: Trong lá dâu có chứa chất dụ dỗ có thể lôi cuốn tằm, chất vị giác kích thích hành vi nhai của tằm, chất nuôi trôi giúp tằm nuốt lá dâu. Khi ba loại vật chất kể trên và các loại dinh dưỡng đều có đủ cả thì trong điều kiện như vậy, tằm ăn xong mới sinh sôi nảy nở được.
Vì sao tằm ăn lá dâu xanh lại nhả ra tơ trắng hoặc vàng?
Con bò ăn cỏ xanh nhưng lại vắt ra sữa trắng, con tằm ăn lá dâu xanh nhưng lại nhả ra tơ trắng. Lá dâu là nguyên liệu để tằm tạo thành tơ, 1000 con tằm từ khi mới nở đến khi nhả tơ làm kén phải ăn hết 25-30kg lá dâu nhưng chỉ nhả ra 500gram tơ.
Tính toán theo thành phần hoá học trong lá dâu thì lượng nước chiếm đa số, tiếp đó là các chất anbumin, đường, mỡ, chất khoáng, xenlulo, axit hữu cơ… trong đó các chất anbumin, đường, mỡ, chất khoáng là nguyên liệu chủ yếu để tạo thành tơ. Nhiều người nghỉ rằng tơ tằm tức là một sợi tơ đơn. Không phải vậy đâu! Nếu nhìn qua kính hiển vi, ta sẽ thấy tơ tằm gồm hai sợi xenlulo xoắn vào nhau, bên ngoài có một lớp keo bao bọc, ở giữa mỗi sợi xenlulo có một lõi tơ. Lõi tơ và lớp keo bên ngoài đều có thành phần chủ yếu là anbumin. Bạn hãy đốt một sợi tơ tằm và sẽ ngửi thấy mùi hôi khét củamỡ động vật, đó là do chất anbumin bị phân huỷ giải phóng ra khí amoniac có mùi hôi. Tóc, móng tay, lông gà, lông cừu… cũng là chất anbumin nên khi đốt chấy cũng có mùi như vậy.
Sau khi tằm ăn lá dâu, dịch tiêu hoá và các loại men tiêu hoá trong dạ dày tằm phân huỷ lá dâu, các chất bổ dưỡng anbumin, đường, mỡ, muối khoáng trong lá dâu được ruột hấp thụ, còn chất xenlulo và các chất khác của lá dâu thành phân thải ra ngoài. Các nguyên liệu được hấp thụ trong ruột tằm tiếp tục được gia công thành các loại axit amin được biến thành lõi tơ, vỏ tơ. Như vậy lá dâu phải trải qua một hệ thống chế biến và trở thành tơ tằm.