Giải thích: Vì sao đà điểu không bay được nhưng lại chạy rất nhanh?

Trên không trung, ảnh hưởng sức hút của Trái Đất càng rõ ràng hơn dưới mặt đất. Đó là vì không khí chỉ có một lực nâng rất nhỏ cho các sinh vật. Chỉ có giống chim nhỏ mới có thể dang cánh để bay lượn, bởi vì việc này đòi hỏi phải có cơ bắp ở ngực khá lớn.

Đà điểu là gì?

Đà điểu là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ. Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới.

Vì sao đà điểu không bay được nhưng chạy rất nhanh?

Trên không trung, ảnh hưởng sức hút của Trái Đất càng rõ ràng hơn dưới mặt đất. Đó là vì không khí chỉ có một lực nâng rất nhỏ cho các sinh vật. Chỉ có giống chim nhỏ mới có thể dang cánh để bay lượn, bởi vì việc này đòi hỏi phải có cơ bắp ở ngực khá lớn.

Những giống chim có thân hình đồ sộ không còn chỗ để chứa những khối cơ ắp ngực lớn như thế. Vì vậy, đà điểu, một số chim lớn ở Nam Mĩ và Australia có thân thể nặng đến nỗi không bay lên nổi.

Một con đà điểu trưởng thành cao 2 - 2,5m, nặng từ 70 - 130kg.

Nhưng một số không bay được thì có thể lấy sự chạy nhanh để bù vào chỗ thiếu sót đó. Môt số chuyên gia cho rằng đà điểu là giống chim chạy nhanh nhất. Nó có đôi đó. Một số chuyên gia cho rằng đà điểu là giống chim chạy nhanh nhất thế giới. Nó có đôi chân vừa khỏe vừa thô, trong sa mạc nó có thể chạy nhanh hơn con ngựa Ả Rập.

Những điều kì lạ về loài đà điểu

  • Con đà điểu trưởng thành có thể đạt tốc độ 70 km/ h và các bước chạy có thể lên đến 5m.
  • Đường kính của mắt đà điểu là 5cm, đây là đôi mắt lớn nhất của tất cả các động vật trên cạn.
  • Con đực giúp ấp trứng cũng như chăm sóc con non cho đến khi chúng tự lập.
  • Một nửa chiều cao của đà điểu là do cái cổ của nó.
  • Trong mùa giao phối, con đực thường quay đầu quanh thân để thu hút bạn tình
  • Mặc dù đà điểu không bay, nhưng trên đôi cánh của chúng có những chiếc lông dài giúp giữ thăng bằng.
  • Lông mi rất dài giúp đà điểu chống lại bụi và bão cát.
  • Đà điểu sống trong các nhóm du mục gồm 5 đến 50 con.
  • Loài đà điểu thông thường được nuôi trong các trang trại trên khắp thế giới.

Xem thêm các bài Khám phá động vật, hay khác: