Giải thích: Vì sao thân con tôm lại cong?

Tôm thường sống ở vùng san hô, đáy biển có cát nhỏ hoặc bùn nhuyễn. Đó cũng là cách tự bảo vệ của tôm, khi cần chúng có thể vùi mình vào cát, có lúc chúng lại chui vào các khe đá.

Vì sao con tôm lại cong?

Tôm thường sống ở vùng san hô, đáy biển có cát nhỏ hoặc bùn nhuyễn. Đó cũng là cách tự bảo vệ của tôm, khi cần chúng có thể vùi mình vào cát, có lúc chúng lại chui vào các khe đá. 

Trong nước có nhiều loại cá và động vật bắt tôm tép để ăn nên tôm hay bị săn đuổi. Khi gặp nguy hiểm nó cong lưng, sau đó dùng lực đàn hồi để bắn đi rất xa, dùng đuôi và các chi phụ phía sau để quạt nước. Tôm thường dùng động tác cong lưng nhảy để tẩu thoát. Vì tôm nhảy lên phương hướng không xác định, kẻ thù săn đuổi sẽ không theo được dấu vết. Do vậy, tôm cong mình là một cách phòng thân của tôm.

Vì sao tôm nấu chín có màu đỏ cam?

Trên vỏ của tôm cua đã luộc chín có lớp sắc tố màu đỏ tươi, có tên khoa học là astaxanthin (cùng họ với beta caroten).

Các loại giáp xác như tôm, cua khi còn sống, sắc tố của chúng kết hợp với protein trong lớp chitine của vỏ, lúc này chúng không có màu gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi luộc chín, dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ khiến các protein có tên beta-crustacyanin thay đổi cấu trúc phân tử, phá vỡ các liên kết giữa chúng (beta-crustacyanin) và sắc tố astaxanthin, sắc tố bị tách riêng ra dẫn đến việc màu đỏ của astaxanthin xuất hiện rõ ràng khiến vỏ ngoài của tôm, cua trở thành màu đỏ.

Sự biến đổi màu sắc của các loài động vật giáp xác này gần giống với sự thay đổi màu của lá cây. Ở trạng thái sinh trưởng khỏe mạnh bình thường, sắc tố vàng (Xanthophyll) có trong lá cây bị che phủ bởi những sắc tố màu lục (diệp lục tố, Chlorophyll). Khi mùa thu về, những phân tử chlorophyll bị phá vỡ, và do vậy, các sắc tố màu vàng cam có cơ hội xuất hiện. Nhờ đó, lá cây đổi sang màu vàng đặc trưng.

Xem thêm các bài Khám phá động vật, hay khác: