Giun đất là gì?
Giun đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida.
Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.
Vì sao con giun bị đứt làm hai đoạn vẫn sống?
Theo phân loiaj, giun đất thuộc loại thân đốt bậc thấp. Nó có đầu, đuôi, khoang miệng, dạ dày, ruột và hậu môn, toàn thân tựa như một ống xoắn nhọn hai đầu. Giun đất còn có một bản lĩnh đặc biệt sau khi bị cắt đôi chúng không những không chết mà trở thành hai con giun đất mới.
Sau khi cắt giun đất làm hai đoạn, cơ thịt ở vết thương lập tức co lại hình thành nên vòng tế bào mới bịt chặt lấy vết thương, đồng thời tế bào chưa phân hóa trong một bộ phận cơ thể cũng đợi đến "tăng viện" cùng tế bào mới, hình thành nên mầm tái sinh. Cùng lúc này cơ quan nội tạng, hệ thống thần kinh và tế bào trong huyết quản thông qua sự chia tách, sinh nở mà nhanh chóng phát triển trong mầm tái sinh.
Chẳng bao lâu, đoạn thân mất đầu sẽ mọc đầu mới, một con giun đất sẽ thành hai con giun đất hoàn chỉnh.
Vì sao trời mưa giun đất lại bò lên trên mặt đất?
Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí. Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun đất hít thở. Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun đất không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở. Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế.