Giải thích: Vì sao dơi lại có thể bay được vào ban đêm?

Dơi thường hoạt động vào ban đêm, hay ra ngoài vào ban đêm để kiếm ăn. Vì sao dơi lại có thể bay một cách an toàn khắp nơi vào ban đêm, để kiếm côn trùng trong điều kiện không có ánh sáng?

Vì sao dơi lại có thể bay được vào ban đêm?

Dơi thường hoạt động vào ban đêm, hay ra ngoài vào ban đêm để kiếm ăn. Vì sao dơi lại có thể bay một cách an toàn khắp nơi vào ban đêm, để kiếm côn trùng trong điều kiện không có ánh sáng?

Thực ra, dơi bay đêm không cần dùng  mắt để nhìn mà bay nhờ vào tai và cơ quan phát âm. Khi bay nó sẽ phát ra một loại âm thanh sắc nhọn, đây là một tín hiệu sóng siêu thanh mà con người không thể nghe được do âm tần của nó rất cao. Tín hiệu sóng siêu thanh này trên đường bay gặp phải một vật thể khác thì sẽ lập tức phản xạ lại, sau khi nhận được tín hiệu phản xạ lại, trong lúc đập cánh, dơi đã hoàn thành toàn bộ quá trình nghe, nhìn và tính toán tránh chướng ngại vật. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là định vị âm thanh quay lại. Dựa vào nguyên lí nhận biết vật thể khi bay của dơi để chế tạo ra ra-đa. Nhưng độ chính xác của "thiết bị" trên mình dơi còn cao hơn ra-đa rất nhiều.

Vì sao dơi thường kiếm ăn vào ban đêm?

Trước hết, vì nó không nhìn thấy gì, định vị bằng sóng âm, theo nguyên lí âm thanh dội lại cho biết vị trí, nhưng bộ xử lý cũng không thể bị quá tải được, ban ngày đa số động vật đều hoạt động, vì vậy lượng sóng âm vọng lại là quá cao, làm dơi bị loạn âm, thiếu chính xác.

Tiếp theo, dơi toàn là màu đen, quá hợp cho đi săn vào ban đêm, và tránh cả được kẻ thù ban đêm nữa, bản năng ngụy trang của động vật thì không phải hỏi nữa. Tiếp theo, dơi chỉ ăn những con côn trùng, động vật gặm nhấm, nói chung là bé hơn kích thước của dơi, mà những con này toàn hoạt động về đêm, cho nên nó phải đi săn đêm. Và lí do cuối cùng, mọi động vật về đêm thường thích ưa bóng tối, sợ ánh sáng và chúng có một mũi giờ riêng.

Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ?

Khác với chim hay côn trùng, đôi cánh da của dơi không đủ lực để có thể dễ dàng nâng chúng từ mặt đất lên không trung. Do đó, lúc nghỉ ngơi, dơi luôn chọn một ví trí ở trên cao để khi cần bay lượn, chúng chỉ việc thả mình xuống, lợi dụng lực cản không khí hỗ trợ cho việc cất cánh.

Ngoài ra, khi mùa đông đến, dơi cũng có tư thế treo ngược mình lên để ngủ đông, như vậy có thể giảm bớt được sự tiếp xúc với đỉnh hang lạnh giá. Hoặc có một số con dơi có thể vùi đầu và thân vào trong màng cánh, cùng với bộ lông mềm mọc dày trên mình nó có thể có tác dụng ngăn cách hẳn với không khí lạnh ở bên ngoài.

Đương nhiên, treo ngược mình trên đỉnh hang so với dừng chân ở nơi khác được an toàn hơn nhiều. Thói quen sinh sống này và bản năng phòng vệ của dơi đều là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của động vật.

Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 6 loài dơi không hề treo ngược mình lúc ngủ. Hầu hết trong số đó đều có giác mút ở các chi, giúp chúng có thể bám vào lá cây hay các bề mặt phẳng khác để ngủ nghỉ.

Xem thêm các bài Khám phá động vật, hay khác: