Giải thích: Vì sao trâu thích dầm nước?

Do mồ hôi không thoát ra ngoài được là bao, trâu không thể dùng phương pháp này để hạ nhiệt cơ thể, mà phải nhờ đến môi trường. Từ đó, chúng hình thành thói quen thích nước...

Vì sao trâu thích dầm nước?

Tổ tiên của loài trâu là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở những vùng này, nhiệt độ không khí rất cao, mùa hè có thể lên tới dưới $39^{0}C$, còn da trâu lại rất dày, tuyến mồ hôi không phát triển.

Do mồ hôi không thoát ra ngoài được là bao, trâu không thể dùng phương pháp này để hạ nhiệt cơ thể, mà phải nhờ đến môi trường. Từ đó, chúng hình thành thói quen thích nước, cho nên những lúc không khí mùa hè vượt $30^{0}C$, nhất là sau khi cày ruộng, thân nhiệt tăng cao, oi bức khó chịu, trâu phải đầm mình trong nước.

Mặt khác, mùa hè ruồi muỗi nhiều, trâu ngâm nước cũng để tránh sự quấy nhiều của chúng.

Vì sao trâu là động vật nhai lại?

Hiện tượng trâu luôn nhai mặc dù trong miệng không có bất kỳ thức ăn nào là một hiện tượng tiêu hóa đặc biệt ở trâu bò và nó được gọi là động vật nhai lại. Không giống như những loại động vật khác, ở trâu bò có 4 dạ dày và chúng được phân biệt theo chức năng là dạ cỏ, dạ tổ ong, lá sách và sách.

Sự phân biệt ra các loại dạ dày này do chúng có chức năng khác nhau, thức ăn mà trâu bò ăn vào không được nhai kỹ mà chuyển từ dạ cỏ đến dạ tổ ong, qua quá trình lên men thức ăn lại quay trở lại lên miệng và sau nhiều lần được nhai đi nhai lại, nó được đưa xuống dạ dày thứ 3 - lá sách, cuối cùng đưa xuống sách hấp thụ. Đây chính là nguyên nhân tại sao trâu bò luôn luôn nhai khi chúng không ăn cỏ.

Ngoài trâu bò ra, còn có một số loài động vật như: dê, hươu, nai, lạc đà cũng có hiện tượng nhai lại. Nguyên nhân các loài động vật này cũng nhai lại là do thói quen được di truyền trong quá trình tiến hóa của chúng; làm như vậy sẽ khiến cho chúng ăn được nhiều hơn, hoặc những lúc thiếu thức ăn thì sẽ nhai lại dần dần. Như vậy chúng vừa đảm bảo được an toàn vừa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Vì sao con trâu là đầu cơ nghiệp của người nông dân?

Câu tục ngữ "Con trâu là đầu cơ nghiệp" thường được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Hiểu như vậy chưa rõ thâm ý của dân gian. Trong Địa Chi, ứng với 12 con giáp biểu hiện, thì Sửu nghĩa là "có duyên lành", ứng với Con Trâu.

Câu tục ngữ có liên hệ tới quy luật Thái Ất (phát triển đột biến) và Quy luật Nhân Quả (duyên và nghiệp). Tạo duyên lành, nắm bắt cơ hội, nghiệp thiện sinh quả, Cơ Nghiệp hình thành. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp. Với nghĩa đó, chúng ta hiểu được tại sao "tậu trâu" lại được đặt trước cả "lấy vợ" và "làm nhà", khi sắp xếp các công việc hệ trọng trong cuộc đời 1 người đàn ông. 

Xem thêm các bài Khám phá động vật, hay khác: