Vì sao rùa sống lâu hàng trăm tuổi?
Rùa là động vật có tuổi thọ rất dài, có khi đến hàng trăm năm. Nhà động vật học cho rằng: Sở dĩ rùa trường thọ có liên quan đến hành động chậm chạp, thay cũ đổi mới trong cơ thể chậm chạp và chịu đói, chịu nắng hạn của nó. Thông thường, rùa mấy năm không ăn mà vẫn không chết đói. Căn cứ vào sự quan sát và nghiên cứu khoa học, loài rùa sống lâu hay sống ngắn còn có quan hệ nhất định với thức ăn mà chúng ăn.
Những con rùa ăn thức ăn là thực vật sống lâu hơn những con rùa ăn thịt và thức ăn tạp. Một số nhà sinh học đã đi sâu nghiên cứu về loài rùa. Họ dùng một nhóm rùa tương đối trường thọ với một nhóm rùa không trường thọ so sánh với nhau. Kết quả cho thấy sự sinh đẻ tế bào của nhóm rùa trường thọ tương đối nhiều, còn sự sinh đẻ của tế bào thay thế của rùa nói chung nhiều hơn so với những động vật khác, bởi vậy tuổi thọ cũng sẽ tương đối dài. Ngoài ra chức năng tim của rùa tương đối mạnh, khi lấy ra khỏi cơ thể vẫn còn đập tốt hai ngày. Điều này có liên quan rất lớn đến sự trường thọ của rùa.
Những bí mật về loài rùa
- Mai rùa thực tế được hình thành từ 50 chiếc xương khác nhau.
- Không giống hầu hết các động vật có vỏ, rùa không thể sống khi rời khỏi cái mai của mình được.
- Khi rụt cổ vào trong mai, cột sống của rùa sẽ rút lại theo hình chữ S
- Loài rùa cũng có thể trở thành kẻ săn mồi nguy hiểm
- Rùa không có dây thanh âm nhưng chúng vẫn có thể tạo ra âm thanh
- Bộ phận sinh dục của rùa cái nằm ẩn bên trong lỗ hậu môn, như vậy đây vừa là nơi sinh sản vừa là nơi để rùa cái thải chất cặn bã.