Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu truyền đầy đủ cho đời sau?
- A. Ít người am hiểu về thơ ca
-
B. Vì thơ ca mang tính hàn lâm, khó hiểu, khó nhớ
- C. Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì
- D. Triều đình chưa quan tâm.
Câu 2: Trích diễm thi tập là tuyển tập tác phẩm văn chương thuộc thể loại nào?
-
A. Thơ
- B. Truyện thơ
- C. Phú
- D. Văn trữ tình
Câu 3: Nhan đề Tựa "Trích diễn thi tập" có nghĩa là gì?
- A. Tuyển tập những tác phẩm hay
-
B. Tuyển tập những bài thơ hay
- C. Tuyển tập thơ của các nhà thơ xưa
- D. Tuyển tập những bài thơ nổi tiếng
Câu 4: Trích diễm thi tập gồm mấy quyển, được biên soạn trong thời gian nào?
- A. 6 quyển, soạn năm 1478
- B. 6 quyển, soạn 1497
- C. 6 quyển, soạn từ 1478 đến 1497
-
D. 6 quyển, chưa rõ năm bắt đầu, hoàn thành năm 1497
Câu 5: Tập thơ đã tuyển chọn các tác phẩm được các nhà thơ sáng tác trong khoảng thời gian nào?
-
A. Từ thời Lí đến thời Trần
- B. Từ thời Trần đến thời Tiền Lê
- C. Từ thời Tiền Lê đến thời Nguyễn
- D. Từ thời Lí đến thời Nguyễn
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu không đúng đặc điểm chung của các bài tựa?
- A. Viết bằng văn xuôi, do tác giả hay người được tác giả mời viết.
- B. Nêu quan điểm của người viết về nhiều vấn đề liên quan đến cuốn sách (lí do, phương pháp, đặc điểm), nhất là quan niệm văn chương.
-
C. Có thể đặt ở đầu hay cuối sách.
- D. Có tính chất thuyết minh, thường kết hợp nghị luận và tự sự, đôi khi giàu sắc thái trữ tình.
Câu 7: Qua công việc của Hoàng Đức Lương, ta hiểu thêm điều gì về con người tác giả?
- A. Có tấm lòng yêu nước
- B. Có trách nhiệm
- C. Lòng tự hào dân tộc
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Bài tựa của Hoàng đức Lương chủ yếu đề cập đến vấn đề gì?
-
A. Lí do ra đời và quá trình hình thành của bộ Trích diễm thi tập.
- B. Giới thiệu nội dung của các tác phẩm trong Trích diễm thi tập.
- C. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm được tuyển chọn.
- D. Giới thiệu phong cách nghệ thuật thơ của tác giả.
Câu 9: Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là gì?
- A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.
- B. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có người yêu thích thơ văn.
- C. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua).
-
D. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương.
Câu 10: “Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường”. Hai chữ Khoái chá (cũng như Gấm vóc) trong câu trên được dùng với nghĩa của một:
- A. Tính từ
-
B. Danh từ
- C. Động từ
- D. Thán từ