Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức học kì II

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tình huống nguy hiểm.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguy hiểm tự nhiên.
  • D. Nguy hiểm từ xã hội.

Câu 2: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ:

  • A. Con người.
  • B. Ô nhiễm.
  • C. Tự nhiên.
  • D. Xã hội.

Câu 3: Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là:

  • A. Tiết kiệm.
  • B. Hà tiện.
  • C. Keo kiệt.
  • D. Bủn xỉn.

Câu 4: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của:

  • A. Mình và của người khác.
  • B. Riêng bản thân mình.
  • C. Mình, của công thì thoải mái.
  • D. Riêng gia đình nhà mình.

Câu 5: Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật:

  • A. Được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
  • B. Phải có trách nhiệm với cộng đồng.
  • C. Phải có nghĩa vụ với cộng đồng.
  • D. Được hưởng tất cả quyền mình muốn.

Câu 6: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo

  • A. Tập tục quy định.
  • B. Pháp luật quy định.
  • C. Chuẩn mực của đạo đức.
  • D. Phong tục tập quán.

Câu 7: Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là:

  • A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • B. Các quyền con người, quyền công dân.
  • C. Quyền cơ bản của công dân.
  • D. Việc thực hiện quyền công dân.

Câu 8: Quyền nào của công dân dưới đây không thuộc nhóm quyền dân sự:

  • A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mất cá nhân và bí mật gia đình.
  • D. Quyền tự do đi lại và cư trú.

Câu 9: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm:

  • A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.
  • B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em    
  • C. Bổn phận cơ bản của trẻ em. 
  • D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.

Câu 10: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền:

  • A. Sống còn của trẻ em.
  • B. Phát triển của trẻ em.     
  • C. Tham gia của trẻ em.        
  • D. Bảo vệ của trẻ em.

Câu 11: Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của:

  • A. Cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
  • B. Cá nhân đó và toàn thể gia đình dòng họ.
  • C. Tất cả các gia đình, nhà trường và xã hội.
  • D. Tất cả các gia đình và tổ chức trong xã hội.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
  • B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

Câu 13: Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người?

  • A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.
  • B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.
  • C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.
  • D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.

Câu 14: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ:

  • A. Chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.
  • B. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.
  • C. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.
  • D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.

Câu 15: Hành động nào dưới đây không biểu hiện sự tiết kiệm?

  • A. Tiêu xài hoang phí.
  • B. Chi tiêu hợp lí.
  • C. Bảo vệ của công.
  • D. Bảo quản đồ dùng.

Câu 16: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta:

  • A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
  • B. Sống có ích.
  • C. Yêu đời hơn.
  • D. Tự tin trong công việc.

Câu 17: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

  • A. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
  • B. Tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.
  • C. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

Câu 18: Người nào dưới đây là công dân Việt Nam?

  • A. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • B. Người có quốc tịch Việt Nam.
  • C. Người có quốc tịch nước ngoài nhưng đang ở Việt Nam.
  • D. Người có quốc tịch nước ngoài nhưng đang làm việc ở Việt Nam.

Câu 19: Quyền nào của công dân dưới đây không thuộc nhóm quyền văn hóa, xã hội:

  • A. Quyền nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.
  • B. Quyền tự do kết hôn và li hôn.
  • C. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
  • D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Câu 20: Những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật là:

  • A. Quyền cơ bản của công dân.
  • B. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • C. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
  • D. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền người khác.

Câu 21: Những quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ em thuộc nhóm quyền

  • A. Bảo vệ của trẻ em.
  • B. Phát triển của trẻ em.     
  • C. Sống còn của trẻ em.     
  • D. Tham gia của trẻ em.      

Câu 22: Những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thuộc nhóm quyền:

  • A. Bảo vệ của trẻ em.
  • B. Phát triển của trẻ em.     
  • C. Tham gia của trẻ em.
  • D. Sống còn của trẻ em.   

Câu 23: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
  • B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
  • B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
  • D. Quản lí và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị xâm hại.

Câu 25: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ

  • A. Con người.
  • B. Ô nhiễm.
  • C. Tự nhiên.
  • D. Xã hội.

Câu 26: Tình huống nguy hiểm từ con người là:

  • A. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
  • B. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
  • C. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.
  • D. Biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

Câu 27: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

  • A. Sự quý trọng thành quả lao động.
  • B. Tiêu xài thoải mái.
  • C. Làm gì mình thích.
  • D. Có làm thì có ăn.

Câu 28: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa:

  • A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
  • B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.
  • C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.
  • D. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.

Câu 29: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

  • A. Nhà nước và công dân nước đó.
  • B. Công dân và công dân nước đó.
  • C. Tập thể và công dân nước đó.
  • D. Công dân với cộng đồng nước đó.

Câu 30: Người nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
  • B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
  • C. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.
  • D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

Câu 31: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

  • A. Các quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
  • C. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • D. Không cần phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khác. Chỉ cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân của mình.

Câu 32: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thực hiện theo:

  • A. Luật Dân sự.
  • B. Luật pháp.
  • C. Hiến pháp 2013.
  • D. Luật Dân sự và Luật Lao động.

Câu 33: Vào một buổi trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi của quận H thấy một cháu bé khoảng 3 tuần tuổi bị bỏ rơi trước cửa trung tâm. Khắp người cháu bé bị bầm tím và sưng tấy do bị kiến cắn. Manh mối duy nhất để lại là một mảnh giấy ghi tên và ngày sinh của cháu. Biết bé đã bị cha mẹ bỏ rơi nên cơ sở bảo trợ đã đưa em bé về chăm sóc. Việc đưa em bé vào cơ sở bảo trợ để chăm sóc, thuộc nhóm quyền nào dưới đây?    

  • A. Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền phát triển.
  • C. Nhóm quyền sống còn.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 34: Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử... Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?

  • A. Bạn nên cố gắng hơn trong học tập để phát triển bản thân.
  • B. Không nói gì cả, vì mỗi người có suy nghĩ, lựa chọn riêng
  • C. Đồng ý với việc làm của bạn, vì bố mẹ bắt học quá nhiều.
  • D. Đây là việc của gia đình bạn, nên mình không nên xen vào.

Câu 35: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống:

  • A. Xã hội.
  • B. Môi trường.
  • C. Nguy hiểm.
  • D. Nhân tạo.

Câu 36: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho

  • A. Con người và xã hội.
  • B. Môi trường tự nhiên.
  • C. Kinh tế và xã hội.
  • D. Kinh tế quốc dân.

Câu 37: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?

  • A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ.
  • B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.
  • C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
  • D. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.

Câu 38: Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta:

  • A. Ổn định, ấm no, hạnh phúc.
  • B. Bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
  • C. Tiêu xài tiền bạc thoải mái.
  • D. Bạn bè trách móc, cười chê.

Câu 39: Trường hợp nào dưới đây là công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống.
  • B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
  • C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam.
  • D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai.

Câu 40: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Công dân là những người sống trên một đất nước.
  • B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói.
  • C. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định.
  • D. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ