NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
-
A. Có thêm kinh nghiệm.
- B. Có thêm tiền tiết kiệm.
- C. Có rất nhiều bạn bè.
- D. Không phải lo về việc làm.
Câu 2: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
- A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
- B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.
-
C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
Câu 3: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
-
A. Yêu thương con người.
- B. Giúp đỡ người khác.
- C. Thương hại người khác.
- D. Đồng cảm và thương hại.
Câu 4: Lòng yêu thương con người
- A. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
- B. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
- C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
- D. làm những điều có hại cho người khác.
Câu 5: Biểu hiện của sự kiên trì là
- A. miệt mài làm việc.
- B. thường xuyên làm việc.
-
C. quyết tâm làm đến cùng.
- D. tự giác làm việc.
Câu 6: Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
-
A. Kiên trì.
- B. Trung thực.
- C. Siêng năng.
- D. Tự giác.
Câu 7: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là
-
A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
- B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
- C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
- D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
Câu 8: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?
-
A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống.
- B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình.
- C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết.
- D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
Câu 9: Tự lập là
-
A. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.
- B. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.
- C. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình.
- D. đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi.
Câu 10: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là
- A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.
-
B. có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
- C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
- D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
Câu 11: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là
- A. thông minh.
-
B. tự nhận thức về bản thân.
- C. có kĩ năng sống.
- D. tự trọng.
Câu 12: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta
- A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.
- B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.
- C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.
-
D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.
Câu 13: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
-
A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
- B. Có thêm tiền tiết kiệm.
- C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
- D. Không phải lo về việc làm.
Câu 14: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Truyền thống hiếu học.
-
B. Buôn thần bán thánh.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D. Truyền thống nhân nghĩa.
Câu 15: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?
- A. Làm những điều mình thích cho người khác.
-
B. Sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
- C. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
- D. Mục đích sau này được người đó trả ơn.
Câu 16: Ý nào dưới đây biểu hiện của lòng yêu thương con người?
- A. Hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
- B. Mục đích sau này được người khác trả ơn.
-
C. Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
- D. Làm những điều bất lợi cho người khác.
Câu 17: Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người
- A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
-
B. thành công trong công việc và cuộc sống.
- C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
- D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.
Câu 18: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người
-
A. Tin tưởng và yêu quý.
- B. Cho rằng năng lực kém.
- C. Đánh giá là kém thông minh.
- D. Tư chất chưa tốt lắm.
Câu 19: Đối lập với tự lập là
- A. tự tin.
- B. ích kỉ.
- C. tự chủ.
-
D. ỷ lại.
Câu 20: Câu tục ngữ: “Có trời cũng phải có ta” nói đến điều gì?
- A. Đoàn kết.
- B. Trung thực.
-
C. Tự lập.
- D. Tiết kiệm.
Câu 21: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.
-
B. Giấy rách phải giữ lấy lề.
- C. Vung tay quá chán.
- D. Qua cầu rút ván.
Câu 22: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
-
A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
- B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
- C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
- D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
Câu 23: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?
- A. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
-
B. Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ đã sửa chữa.
- C. Hạ thấp nhân phẩm của những người khó khăn được giúp đỡ.
- D. Có thái độ thành kiến đối với những người mang lỗi lầm.
Câu 24: Một trong những biểu hiện của lòng yêu thương con người là
-
A. hi sinh quyền lợi của mình vì người khác.
- B. mục đích sau này được người đó trả ơn.
- C. hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ.
- D. làm những điều mình thích cho người khác.
Câu 25: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hiệu quả gì?
- A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
-
B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
- C. Trở thành người có ích cho xã hội.
- D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
Câu 26: Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người?
- A. Đức tính khiêm nhường.
- B. Đức tính tiết kiệm.
- C. Đức tính trung thực.
-
D. Đức tính siêng năng.
Câu 27: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
- A. Thường làm mất lòng người khác.
- B. Sự thật luôn làm đau lòng người.
- C. Người nói thật thường thua thiệt.
-
D. Giúp con người tin tưởng nhau.
Câu 28: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?
- A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
-
B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
- C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
- D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.
Câu 29: Hành động thể hiện tính tự lập là
- A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
- B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
- C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
-
D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.
Câu 30: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể
-
A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
- B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
- C. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
- D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.
Câu 31: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?
-
A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
- B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
- C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
- D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.
Câu 32: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Thờ cúng tổ tiên.
- B. Làng nghề làm nón lá.
- C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.
-
D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ.
Câu 33: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
-
A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
- C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.
- D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
Câu 34: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?
- A. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
- B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
-
C. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.
Câu 35: Câu tục ngữ: "Mưa lâu thấm đất" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
-
A. Siêng năng, kiên trì.
- B. Trung thực.
- C. Tiết kiệm.
- D. Kiêm tốn.
Câu 36: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là
-
A. học thuộc bài trước khi đến lớp.
- B. không làm bài tập và học bài cũ.
- C. bỏ học chơi game, la cà quán xá.
- D. cổ vũ và tổ chức đua xe trái phép.
Câu 37: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật?
- A. Không ai biết thì không nói sự thật.
- B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.
-
C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.
- D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.
Câu 38: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?
- A. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.
-
B. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra.
- C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.
- D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.
Câu 39: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?
- A. Tính tự lập giúp thành công trong cuộc sống và được sự tôn trọng của mọi người.
-
B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
- C. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn.
- D. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo.
Câu 40: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?
- A. Không cần phải quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
-
B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
- C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình đối với người khác.
- D. Khi thấy mình hoàn hảo rồi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.