NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thực phẩm được chế biến theo phương pháp
- A. Tự động hóa
- B. Công nghiệp
- C. Thủ công
-
D. Đáp án B và C
Câu 2: Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm
-
A. Ở nhiệt độ cao (160 - 205⁰C)
- B. Bằng hơi nước
- C. Trong nước
- D. Trong dầu mỡ
Câu 3: Phương pháp phơi lấy năng lượng từ
-
A. Ánh nắng mặt trời
- B. Điện
- C. Xăng
- D. Than củi
Câu 4: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?
- A. Muối chua
- B. Trộn dầu giấm
- C. Ngâm đường
-
D. Hấp (đồ)
Câu 5: Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm
- A. Tươi sống
- B. Đã qua sơ chế
- C. Đã được làm chín
-
D. Đáp án A và B
Câu 6: Sợi tơ tằm được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nào?
-
A. Con tằm nhả tơ
- B. Từ cây bông
- C. Từ cây lanh
- D. Từ lông cừu
Câu 7: Vải sợi thiên nhiên được sản xuất từ các loại sợi
-
A. Có nguồn gốc từ thực vật và động vật
- B. Do con người tạo ra từ một số chất hóa học
- C. Từ sự kết hợp nhiều loại sợi với nhau
- D. Đáp án khác
Câu 8: Vải sợi hóa học được dệt từ (những) loại sợi nào sau đây?
- A. Sợi có sẵn trong tự nhiên
-
B. Sợi do con người tạo ra từ một số chất hóa học
- C. Sợi kết hợp từ những loại sợi khác nhau
- D. Tất cả các loại sợi trên
Câu 9: Sợi tơ tằm được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nào
-
A. Con tằm nhả tơ
- B. Từ cây bông
- C. Từ cây lanh
- D. Từ lông cừu
Câu 10: Loại vải nào có khả năng giữ nhiệt tốt?
- A. Vải sợi visco
-
B. Vải sợi len
- C. Vải sợi bông
- D. Vải tơ tằm
Câu 11: Thời trang là gì?
-
A. Là cách ăn mặc, trang điểm được ưa chuộng trong xã hội vào một thời kì, thời gian nhất định
- B. Là phong cách ăn mặc của cá nhân mỗi người
- C. Là hiểu và cảm thụ cái đẹp
- D. Là sự thay đổi các kiểu quần áo, cách ăn mặc được số đông ưa chuộng trong một thời gian
Câu 12: Mốt thời trang là
- A. Phong cách ăn mặc của mỗi người
- B. Hiểu và cảm thụ cái đẹp
- C. Sự kết hợp trang phục tạo nên nét riêng độc đáo cho từng cá nhân
-
D. Là những kiểu trang phục mới được số đông người ưa chuộng trong thời gian ngắn
Câu 13: Vai trò của trang phục là
- A. Giúp con người chống nóng
-
B. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người
- C. Giúp con người chống lạnh
- D. Làm tăng vẻ đẹp của con người
Câu 14: Dựa vào tiêu chí phân loại nào để phân loại trang phục thành trang phục nam, trang phục nữ?
- A. Theo lứa tuổi
-
B. Theo giới tính
- C. Theo công dụng
- D. Theo thời tiết
Câu 15: Chỉ ra ý sai về vai trò của trang phục?
- A. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người
-
B. Giúp chúng ta biết chính xác tuổi của người mặc
- C. Giúp chúng ta đoán biết nghề nghiệp của người mặc
- D. Giúp chúng ta biết người mặc đến từ quốc gia nào
Câu 16: Để lựa chọn trang phục, căn cứ nào sau đây là không nên?
- A. Chất liệu, màu sắc của trang phục
-
B. Độ dày của trang phục
- C. Kiểu dáng của trang phục
- D. Đường nét, họa tiết của trang phục
Câu 17: Đặc điểm nào của trang phục sau đây tạo cảm giác gầy đi, cao lên?
-
A. Mặt vải trơn, phẳng; có độ đàn hồi
- B. Quần áo hơi rộng, thoải mái, có các đường cắt ngang, xếp li
- C. Màu sáng
- D. Kẻ ngang, họa tiết lớn
Câu 18: Mỗi người có:
- A. Sự khác nhau về vóc dáng
- B. Sự giống nhau về đặc điểm cơ thể
-
C. Sự khác nhau về vóc dáng và đặc điểm cơ thể
- D. Sự giống nhau về vóc dáng và đặc điểm cơ thể
Câu 19: Khi sử dụng trang phục cần lưu ý điều gì?
- A. Hợp mốt
-
B. Phù hợp với hoạt động và môi trường
- C. Phải đắt tiền
- D. Nhiều màu sắc sặc sỡ
Câu 20: Trang phục ở nhà có đặc điểm nào sau đây?
- A. Kiểu dáng đẹp, trang trọng
- B. Kiểu dáng lịch sự, gọn gàng
-
C. Kiểu dáng đơn giản, thoải mái
- D. Kiểu dáng ôm sát cơ thể
Câu 21: Bảo quản trang phục là:
-
A. Công việc diễn ra thường xuyên, hàng ngày
- B. Công việc diễn ra theo định kì tháng
- C. Công việc diễn ra theo định kì quý
- D. Công việc diễn ra theo định kì mỗi năm 1 lần
Câu 22: Thứ tự các bước để giặt, phơi hoặc sấy là
-
A. Chuẩn bị giặt → Giặt → Phơi hoặc sấy.
- B. Giặt → Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy.
- C. Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy → Giặt.
- D. Phơi hoặc sấy → Giặt → Chuẩn bị giặt
Câu 23: Phương pháp làm sạch là
- A. Giặt tay
- B. Giặt ẩm
- C. Giặt máy
-
D. Đáp án A và C
Câu 24: Bảo quản trang phục gồm những công việc nào sau đây?
- A. Giặt, phơi hoặc sấy
- B. Giặt; là; cất giữ
-
C. Giặt, phơi hoặc sấy; là và cất giữ
- D. Giặt, phơi hoặc sấy; cất giữ
Câu 25: Dụng cụ không để là quần áo là:
- A. Bàn là
-
B. Bàn chải
- C. Bình phun nước
- D. Cầu là
Câu 26: Đèn điện là
- A. Đồ dùng điện để làm sạch bụi bẩn
-
B. Đồ dùng điện để chiếu sáng
- C. Đồ dùng điện để chế biến thực phẩm
- D. Đồ dùng điện để bảo quản thực phẩm
Câu 27: Một số loại đèn điện phổ biến là
- A. Đèn sợi đốt
- B. Đèn huỳnh quang
- C. Đèn LED
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 28: Cấu tạo đèn sợi đốt gồm
- A. Sợi đốt, bóng thủy tinh
-
B. Sợi đốt, bóng thủy tinh, đuôi đèn
- C. Sợi đốt, bóng thủy tinh, điện cực
- D. Sợi đốt, ống thủy tinh, chấn lưu
Câu 29: Bộ phận nào của đèn sợi đốt có chức năng bảo vệ sợi đốt?
- A. Ống thủy tinh
-
B. Bóng thủy tinh
- C. Đuôi đèn
- D. Tất cả đều đúng
Câu 30: Bộ phận nào của đèn sợi đốt chịu được nhiệt độ cao, có chắc năng phát sáng?
-
A. Sợi đốt
- B. Bóng thủy tinh
- C. Đuôi đèn
- D. Tất cả đều đúng
Câu 31: Cấu tạo nồi cơm điện có mấy bộ phận chính?
-
A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 32: Sơ đồ nào sau đây thể hiện nguyên lí làm việc của nồi cơm điện?
-
A. Nguồn điện → Bộ điều khiển → Mâm nhiệt → Nồi nẩu
- B. Nguồn điện → Mâm nhiệt → Nồi nẩu → Bộ điều khiển
- C. Nguồn điện → Bộ điều khiển → Nồi nẩu → Mâm nhiệt
- D. Nguồn điện → Nồi nẩu → Bộ điều khiển → Mâm nhiệt
Câu 33: Bộ phận nào của nồi cơm điện có thể được phủ một lớp chống dính?
-
A. Nồi nấu
- B. Nắp nồi
- C. Thân nồi
- D. Bộ phận đốt nóng
Câu 34: Điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện phụ thuộc vào
- A. Công suất
- B. Thời gian làm việc
-
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 35: Trong quá trình sử dụng, mặt bếp hồng ngoại có màu gì?
- A. Màu vàng
-
B. Màu đỏ
- C. Màu cam
- D. Màu tím
Câu 36: Quạt điện cấu tạo gồm mấy bộ phận chính?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 37: Cánh quạt có chức năng
-
A. Tạo ra gió
- B. Bảo vệ an toàn cho người sử dụng
- C. Thay đổi tốc độ quay của quạt
- D. Hẹn thời gian quạt tự động tắt
Câu 38: Sơ đồ nào sau đây thể hiện nguyên lí làm việc của quạt điện?
-
A. Nguồn điện → Bộ điều khiển → Động cơ điện → Cánh quạt.
- B. Nguồn điện → Động cơ điện → Cánh quạt → Bộ điều khiển.
- C. Nguồn điện → Cánh quạt → Bộ điều khiển → Động cơ điện.
- D. Nguồn điện → Bộ điều khiển → Cánh quạt → Động cơ điện.
Câu 39: Cấu tạo máy giặt có bộ phận chính là
-
A. Động cơ điện và mâm giặt
- B. Bộ điều khiển và mâm giặt
- C. Động cơ điện và mâm giặt
- D. Động cơ điện và bộ điều khiển
Câu 40: Quạt điện thường có mấy thông số kĩ thuật?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4