NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm
- A. vuông góc với nhau.
-
B. thẳng hàng với nhau.
- C. lệch nhau góc 60 độ.
- D. lệch nhau góc 45 độ.
Câu 2: Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do
- A. gió.
- B. núi lửa.
- C. bão.
-
D. động đất.
Câu 3: Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán câu Bắc là
-
A. theo chiều kim đồng hồ.
- B. ngược chiều kim đồng hồ.
- C. từ đông sang tây.
- D. từ tây sang đông.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây đúng nhất với các dòng biển?
- A. Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua các lục địa và đảo.
- B. Ở vĩ độ thấp Nam bán cầu hướng chảy của các vòng hoàn lưu cùng chiều kim đồng hồ.
- C. Dòng biển nóng, lạnh khó hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
-
D. Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 5: Hình thành do gió thổi khiến những giọt nước biển chuyển động lên cao rơi xuống va đập vào nhau là nguyên nhân hình thành
- A. sóng thần.
- B. sóng lửng.
-
C. sóng bạc đầu.
- D. sóng biển.
Câu 6: Phân biệt nguyên nhân hình thành sóng thần và sóng bạc đầu?
- A. Sóng thần hình thành do động đất, núi lửa; sóng bạc đầu hình thành do gió.
- B. Sóng thần hình thành do lực hấp dẫn của các thiên thể, sóng bạc đầu hình thành do bão.
- C. Sóng thần hình thành do bão, sóng bạc đầu hình thành do động đất, núi nửa
-
D. Sóng thần hình thành do động đất, núi lửa; sóng bạc đầu hình thành do gió thổi khiến những giọt nước biển chuyển động lên cao rơi xuống va đập vào nhau.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?
-
A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.
- B. Ở bán cầu Bắc dòng biển lạnh xuất phát ở cực men theo bờ Tây các đại dương chạy về Xích đạo.
- C. Dòng biển lạnh hợp với dòng biển nóng tạo thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu.
- D. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?
- A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.
-
B. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
- C. Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.
- D. Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bở đông các đại dương chảy về phía cực.
Câu 9: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là
- A. năng lượng thuỷ triều.
-
B. năng lượng Mặt Trời.
- C. năng lượng địa nhiệt.
- D. năng lượng gió.
Câu 10: Phần lớn nước trên lục địa tập trung ở
- A. trên đỉnh núi.
-
B. dưới lòng đất.
- C. các dòng sông.
- D. ao, hồ, đầm.
Câu 11: Băng tuyết khá phổ biến ở vùng
- A. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
- B. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
- C. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.
-
D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.
Câu 12: Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là
-
A. chế độ nước.
- B. lưu vực nước.
- C. dòng chảy mặt.
- D. nguồn cấp nước.
Câu 13: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ vào mùa xuân" ?
-
A. Khí hậu ôn đới lục địa.
- B. Khí hậu cận nhiệt lục địa.
- C. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
- D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
Câu 14: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào ?
- A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.
- B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
-
C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
- D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
Câu 15: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là
- A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc.
-
B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.
- C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông.
- D. Khai thác cát ở lòng sông.
Câu 16: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là gì?
-
A. Chế độ mưa
-
B. Địa hình
-
C. Thực vật
-
D. Hồ, đầm
Câu 17: Các nhân tố nào có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
-
A. Nước ngầm, thực vật và hồ, đầm
-
B. Thực vật, các dòng biển, bồ và đầm
-
C. Các dòng biển, nước ngầm, thực vật
-
D. Thực vật, hồ, đầm và dòng biển
Câu 18: Hoạt động kinh tế - xã hội nào góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sông Hồng?
-
A. Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông
-
B. Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn
-
C. Xây dựng hệ thống thủy lợi
-
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện
Câu 19: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả nào?
-
A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp
-
B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết
-
C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt
-
D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc
Câu 20: Sông ngòi nước ta chủ yếu là những sông có đặc điểm như thế nào?
-
A. Nhỏ, ngắn và dốc
-
B. Nhỏ, ngắn và sông chảy êm đềm
-
C. Sông dài, lớn và dốc
-
D. Sông dài, lớn và chảy êm đềm
Câu 21: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?
-
A. Sông Hồng và sông Mã
-
B. Sông Mã và sông Đồng Nai
-
C. Sông Đồng Nai và sông Mê Công
-
D. Sông Hồng và sông Mê Công
Câu 22: Hệ thống sông nào có diện tích lưu vực chảy trên lãnh thổ nước ta lớn nhất?
-
A. Sông Hồng
-
B. Sông Mã
-
C. Sông Đồng Nai
-
D. Sông Cửu Long
Câu 23: Hiện tượng mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, còn mùa cạn mực nước sông cạn kiệt là hậu quả của việc làm nào?
-
A. phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông
-
B. phá hoại rừng không có kế hoạch ở vùng núi
-
C. ngăn sông làm thủy điện ở các dòng sông
-
D. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sông ngòi
Câu 24: Nhân tố nào dưới đây không có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
-
A. Nước ngầm
-
B. Thực vật
-
C. Các dòng biển
-
D. Hồ, đầm
Câu 25: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là gì?
-
A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc
-
B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà
-
C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông
-
D. Khai thác cát ở lòng sông
Câu 26: Lớp vỏ phong hóa không có tầng nào sau đây?
- A. Chứa mùn.
- B. Đá mẹ.
- C. Tích tụ.
-
D. Vô cơ.
Câu 27: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất?
- A. Khí hậu.
- B. Đá mẹ.
-
C. Địa hình.
- D. Sinh vật.
Câu 28: Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
- A. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
- B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
-
C. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
- D. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
Câu 29: Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là
- A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.
-
B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
- C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.
- D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?
- A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.
-
B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.
- C. Quyết định thành phần khoáng vật.
- D. Quyết định thành phần cơ giới.
Câu 31: Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là
- A. vận động tạo núi.
- B. vận động theo phương thẳng đứng.
- C. vận động theo phương nằm ngang.
-
D. vận động kiến tạo.
Câu 32: Vận động của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng ( còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống ) có đặc điểm là
- A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.
- B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.
-
C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
- D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.
Câu 33: Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là
- A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.
- B. làm cho các lớp đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.
-
C. làm cho bộ phận này của lục địa kia được nâng lên khi bộ phận khác bị hạ xuống.
- D. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
Câu 34: Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là
- A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
- B. hình thành núi lửa động đất.
- C. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
-
D. làm xuất hiện các dãy núi.
Câu 35: Quá trình phong hóa là
-
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
- B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.
- C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
- D. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.
Câu 36: Giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí là
- A. Giới hạn phía dưới của thủy quyển và thạch quyển.
- B. Đáy vực thẳm đại dương và hết thạch quyển trên lục địa.
- C. Hết tầng trầm tích của vỏ trái đất.
-
D. Đáy vực thẳm đại dương và hết lớp vỏ phong hóa trên lục địa.
Câu 37: Hiện tượng Elnino dẫn đến sự thay đổi nào sau đây ở hoang mạc Atacama?
- A. Lượng mưa rất thấp.
- B. Sự sống bị hủy diệt,
- C. Đất đai cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng.
-
D. Các lòng cạn biên thành các dòng sông.
Câu 38: Việc phá rừng đầu nguồn dẫn đến hệ quả nào sau đây?
- A. Khí hậu điều hòa.
- B. Mực nước ngầm nâng cao.
-
C. Đất đai xói mòn, rửa trôi.
- D. Mở rộng phạm vi cư trú của động thực vật.
Câu 39: Sự biến đổi khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến hệ quả nào sau đây?
- A. Thực vật trở nên nghèo nàn.
- B. Mực nước sông ngòi bị hạ thấp.
- C. Làm giảm quá trình xói mòn, rửa trôi.
-
D. Quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn.
Câu 40: Muốn sử dụng bất kì một lãnh thổ nào, cần phải
- A. nghiên cứu kĩ càng yếu tố khí quyển, thạch quyển.
- B. nghiên cứu kĩ càng yếu tố thạch quyển, sinh quyển,
- C. nghiên cứu kĩ càng yếu tố khí quyển, thủy quyển.
-
D. nghiên cứu kĩ càng và toàn diện các điều kiện địa lí.