NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố
-
A. vật làm gốc, hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.
- B. vật làm gốc, đồng hồ đo thời gian.
- C. hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.
- D. vật làm gốc, hệ trục tọa độ.
Câu 2: Thiết bị nào sau đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?
- A. Đồng hồ đo nhiệt.
- B. Nhiệt kế điện tử.
- C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc.
-
D. Kính lúp.
Câu 3: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
-
B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
- C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
- D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
Câu 4: Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi nào?
- A. luôn luôn bằng nhau.
-
B. khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều.
- C. khi vật chuyển động thẳng.
- D. khi vật không đổi chiều chuyển động.
Câu 5: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào được coi là rơi tự do?
- A. Hạt bụi chuyển động trong không khí
-
B. Hạt mưa rơi trong không khí
- C. Vận động viên nhảy cầu
- D. Chiếc lá rơi trong không khí
Câu 6: Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?
- A. Khoa học chưa phát triển.
- B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
- C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
-
D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình.
Câu 7: Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là:
-
A. Phép đo trực tiếp
- B. Phép đo gián tiếp
- C. Phép đo đồ thị
- D. Phép đo thực nghiệm
Câu 8: Một vật đang lơ lửng trong nước thì vật chịu tác dụng của những lực nào?
- A. Lực đẩy Archimedes và lực cản của nước
- B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát
- C. Trọng lực và lực cản của nước
-
D. Trọng lực và lực nâng của nước
Câu 9: Chọn câu sai.
- A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
-
B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
- C. Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
- D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.
Câu 10: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn?
- A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
- B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”.
- C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
-
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 11: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?
- A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
-
B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.
- C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
- D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
Câu 12: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
-
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
- C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
- D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ.
- A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
- B. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
-
C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
- D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 14: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Lực kéo của đội A lớn hơn đội B.
- B. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
-
C. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
- D. Lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau.
Câu 15: Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng nào với nhau?
-
A. Độ dịch chuyển và thời gian.
- B. Quãng đường và thời gian.
- C. Độ dịch chuyển và vận tốc.
- D. Quãng đường và vận tốc.
Câu 16: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
-
A. Cùng phương, cùng chiều.
- B. Cùng phương, ngược chiều.
- C. Vuông góc với nhau.
- D. Hợp với nhau một góc khác không.
Câu 17: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
- A. trọng lượng.
-
B. khối lượng.
- C. vận tốc.
- D. lực.
Câu 18: Một vật được treo vào một sợi dây không giãn trên trần nhà, các lực tác dụng vào vật là
- A. Trọng lực P
- B. Lực căng T
-
C. Trọng lực P, lực căng T
- D. Trọng lực P, phản lực N, lực căng T
Câu 19: Một người kéo xe hàng, lực tác dụng vào xe làm cho xe chuyển động về phía trước là
- A. Lực mà xe tác dụng vào tay người kéo
-
B. Lực mà tay người kéo tác dụng vào xe
- C. Lực mà xe tác dụng lên mặt đất
- D. Lực mà mặt đất tác dụng lên xe
Câu 20: Theo định luật 1 Newton thì
- A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
-
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
- C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
- D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 21: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào
- A. Vận tốc ném.
-
B. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
- C. Khối lượng của vật.
- D. Thời điểm ném.
Câu 22: Chuyển động rơi tự do là dạng đặc biệt của chuyển động nào?
- A. Chuyển động thẳng
- B. Chuyển động ném ngang
-
C. Chuyển động thẳng nhanh dần
- D. Chuyển động thẳng chậm dần
Câu 23: Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là dường gì?
- A. Đường cong
-
B. Đường thẳng
- C. Đường tròn
- D. Đường gấp khúc
Câu 24: Chọn đáp án sai. Nêu một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống.
- A. lực ma sát xuất hiện khi ta mài dao.
- B. lực ma sát xuất hiện trong ổ bi của trục máy khi hoạt động.
- C. lực ma sát xuất hiện khi hành lí di chuyển trên băng chuyền.
-
D. lực ma sát xuất hiện trong nồi áp suất giúp ta ninh chín thức ăn.
Câu 25: Một toa tàu có khối lượng 60 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo của đầu tàu theo phương nằm ngang F = $4,5.10^{4}$N. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là
-
A. 0,075.
- B. 0,06.
- C. 0,15.
- D. 0,015.
Câu 26: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?
- A. s = 500 m và d = 200 m.
-
B. s = 700 m và d = 300 m.
- C. s = 300 m và d = 200 m.
- D. s = 200 m và d = 300 m.
Câu 27: Một vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau 30 s thì vật đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của vật chuyển động là bao nhiêu?
- A. 2 $m/s^{2}$
-
B. 0,5 $m/s^{2}$
- C. 1,8 $m/s^{2}$
- D. 0,6 $m/s^{2}$
Câu 28: Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây - Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính độ lớn vận tốc của thuyền so với dòng sông.
-
A. 5 m/s.
- B. 7 m/s.
- C. 1 m/s.
- D. 2 m/s.
Câu 29: Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình chữ nhật. Biết hai cạnh bàn có chiều dài lần lượt là 0,8 m và 1,2 m. Độ dịch chuyển của con nhện khi nó đi được quãng đường 2,0 m là:
-
A. 1,4 m
- B. 1,5 m
- C. 1,6 m
- D. 1,7 m
Câu 30: Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và ở chân một ngọn núi lần lượt là 9,809 $m/s^{2}$ và 9,810 $m/s^{2}$. Tỉ số trọng lượng của vật ở đỉnh núi và chân núi là
-
A. 0,9999.
- B. 1,0001.
- C. 9,8095.
- D. 0,0005.
Câu 31: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
- A. 400 m.
- B. 500 m.
- C. 120 m.
-
D. 600 m.
Câu 32: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?
- A. 30 s.
-
B. 40 s.
- C. 50 s.
- D. 60 s.
Câu 33: Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa L
- A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
- B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
-
C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
- D. giảm 2 lần khi v0 giảm 4 lần.
Câu 34: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là?
- A. 0,5 s.
- B. 4 s.
- C. 1,0 s.
-
D. 2 s.
Câu 35: Thả một hòn đá rơi xuống giếng từ độ cao s, thời gian từ lúc thả đến lúc ta nghe thấy tiếng hòn đá rơi là 3 s. Hỏi s có giá trị là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s và lấy g = 9,8 $m/s^{2}$.
-
A. 40,56 m
- B. 45 m
- C. 48,86 m
- D. 54,56 m
Câu 36: Một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 5 $m/s^{2}$. Biết ban đầu vật có vận tốc là 6 m/s. Biểu thức vận tốc tức thời của chuyển động trên là:
- A. v = -5 + 6.t
- B. v = 5 – 6.t
- C. v = 5 + 6.t
-
D. v = 6 + 5.t
Câu 37: Một máy bay trực thăng cứu trợ bay với vận tốc không đổi vo theo phương ngang ở độ cao 1500m so với mặt đất. Máy bay chỉ có thể tiếp cận được khu vực cách điểm cứu trợ 2 km theo phương ngang. Lấy g = 9,8 $m/s^{2}$. Để hàng cứu trợ thả từ máy bay tới được điểm cần cứu trợ thì máy bay phải bay với vận tốc bằng:
-
A. 114,31 m/s.
- B. 11, 431 m/s.
- C. 228,62 m/s.
- D. 22,86 m/s.
Câu 38: Một người nhảy xa với vận tốc ban đầu 6 m/s theo phương xiên $30^{\circ}$ với phương nằm ngang. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 9,8 $m/s^{2}$ . Vận tốc ban đầu của người nhảy theo phương thẳng đứng và phương ngang là bao nhiêu?
- A. 3 m/s; 4,24 m/s
-
B. 4,24 m/s; 3 m/s
- C. 12 m/s; 20,78 m/s
- D. 20,78 m/s; 12 m/s
Câu 39: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 $m/s^{2}$. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng
-
A. $9,8\sqrt{2}$m/s.
- B. 9,8 m/s.
- C. 98 m/s.
- D. 6,9 m/s.
Câu 40: Một hợp lực 5 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg ban đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 1 s. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó là
- A. 2 500 m
- B. 3 125 m
-
C. 1 250 m
- D. 2 000 m